Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'

Từng tuyệt chủng 136.000 năm, loài chim không biết bay này xuất hiện trở lại nhờ quá trình 'tiến hóa lặp đi lặp lại' khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.

Loài chim không biết bay quý hiếm 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng

Gà nước cổ trắng Aldabra.

Gà nước cổ trắng Aldabra.

Ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam châu Phi, khu vực bắc Madagascar có rất nhiều hòn đảo đá vôi san hô. Đây là nơi sinh sống của một loài chim đặc biệt, nằm trong số những loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh - gà nước cổ trắng Aldabra.

Gà nước cổ trắng Aldabra có tên khoa học là Dryolimnas cuvieri aldabranus. Chúng sở hữu ngoại hình không quá to nhưng sau 2 lần tiến hóa vẫn không thể bay được. Lưng chúng màu xám lốm đốm, đầu và ngực có màu đỏ, cổ họng màu trắng. Hiện nay gà nước cổ trắng Aldabra là loài chim duy nhất không biết bay còn sống ở Ấn Độ Dương.

Gà nước cổ trắng Aldabra sống ẩn dật, thường trốn trong các bụi rậm khi bị làm phiền. Chúng tìm kiếm thức ăn trong bùn hoặc vùng nước cạn. Nhờ chiếc mỏ dài và mắt tinh mà chúng phát hiện đồ ăn một cách dễ dàng. Món yêu thích của gà nước cổ trắng Aldabra chính là quả mọng, côn trùng trên mặt đất hoặc trong bụi rậm.

Gà nước cổ trắng Aldabra thích làm tổ ở nơi khô ráo trên mặt đất, hoặc bụi cây thấp. Mỗi lần sinh nở chúng cho khoảng 4-8 quả trứng.

Năm 2019, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Động vật học của hiệp hội Linnean cho biết, kết quả kiểm tra hóa thạch gà nước tại Aldabra đã tìm thấy bằng chứng về một loài gà nước không biết bay trên đảo san hô trước khi hòn đảo ngập dưới đáy biển vào 136.000 năm trước.

Cơ thể dẹt giúp chúng di chuyển nhanh.

Cơ thể dẹt giúp chúng di chuyển nhanh.

Nhà cổ sinh vật học – Julian Hume cho biết, sự kiện này gần như thay đổi hoàn toàn hệ động vật. Khoảng 118.000 năm trước, một trận lụt lịch sử kéo dài đã khiến cac loài chim không biết bay bị tuyệt chủng, nhưng sau đó các đảo san hô đã dần nổi lên lại, chim họng trắng nhờ có khả năng bay đã đến tái chiếm hòn đảo, sau đó tiến hóa để một lần nữa trở thành không bay được nữa.

Hóa thạch chân của loài chim này vào khoảng 100.000 năm trước cho thấy nó còn nặng và chắc chắn hơn chim họng trắng. Điều đó cho thấy chim trên hòn đảo san hô ngày càng nặng, mất khả năng bay. Đây là tiến hóa dễ hiểu bởi chúng sống trong môi trường mặt đất, một đôi chân khỏe để chạy quanh đảo có lợi hơn là việc biết bay.

Loài chim không biết bay quý hiếm 'hồi sinh' nhờ quá trình 'tiến hóa lặp đi lặp lại'

Gà nước Aldabra từng tuyệt chủng cách đây 130.000 năm. Ảnh: Gilles MARTIN/Gamma-Rapho

Gà nước Aldabra từng tuyệt chủng cách đây 130.000 năm. Ảnh: Gilles MARTIN/Gamma-Rapho

Các nhà khoa học nhận định, gà nước cổ trắng Aldabra cơ bản đã tiến hóa hai lần, tái sinh qua quá trình gọi là "tiến hóa lặp đi lặp lại" (một loài bị tuyệt chủng, nhưng sau đó một loài khác xuất hiện và tiến hóa những đặc điểm tương tự để trở nên giống hệt loài đã mất).

Khi đảo san hô vòng nổi trở lại, gà nước họng trắng bay được tái xâm chiếm hòn đảo và bắt đầu tiến hóa để trở nên không biết bay lần nữa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy hóa thạch chân từ gà nước có niên đại cách đây 100.000 năm nặng nề và vững chắc hơn so với gà nước họng trắng. Theo nhóm nghiên cứu, điều này chỉ ra gà nước ở đảo san hô vòng trở nên ngày càng nặng hơn và mất khả năng bay.

Việc không biết bay dường như là một đặc điểm có lợi trong môi trường này. Những con chim đẻ trứng trên mặt đất, do đó sở hữu cặp chân khỏe để chạy quanh ngay sau khi nở có thể giúp chúng sống sót. Theo Hume, khi chúng lớn, thứ cuối cùng phát triển ở gà nước là cơ ngực và cơ cánh. Trong quá trình mất khả năng bay lần nữa, về cơ bản gà nước Aldabra tiến hóa hai lần, hồi sinh từ cõi chết qua quá trình gọi là "tiến hóa lặp lại", trong đó một loài tuyệt chủng, sau đó loài khác xuất hiện và tiến hóa đặc điểm tương tự, trở nên gần như giống hết loài đã biến mất.

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loai-chim-quy-hiem-khong-biet-bay-hoi-sinh-sau-136000-nam-tuyet-chung-nho-qua-trinh-tien-hoa-ki-la-172241111084435741.htm
Zalo