Lộ trình thực hiện thí điểm phát thải thấp của Hà Nội

Thủ đô Hà Nội đã chọn 2 quận trung tâm, là: Ba Đình và Hoàn Kiếm để thí điểm vùng phát thải thấp (LEZ) từ năm 2025 và năm 2031 trở đi thành phố Hà Nội sẽ áp dụng phát thải thấp ở hầu hết các quận.

Thành phố Hà Nội thí điểm vùng phát thải thấp tại quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm để hạn chế phương tiện cá nhân. Ảnh CTV

Thành phố Hà Nội thí điểm vùng phát thải thấp tại quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm để hạn chế phương tiện cá nhân. Ảnh CTV

Trước hết, phải khẳng định chuyển đổi xanh đã và đang trở thành xu thế bắt buộc của thế giới và Việt Nam không thể đứng ngoài. Là trung tâm chính trị - kinh tế của cả nước, Thủ đô Hà Nội phải đóng vai trò đi đầu trong lĩnh vực này, trước mắt là thí điểm thành công LEZ tại quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình.

Hai vấn đề cốt lõi

Kinh nghiệm của Azitech-GreenGo, đơn vị đã tham gia đóng góp nhiều tham luận quan trọng về chuyển đổi xanh cho các cảng biển (Cục Hàng hải Việt Nam) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), các sự kiện TECHFEST (Bộ Khoa học và Công nghệ), đặc biệt mới đây đào tạo, tập huấn và tư vấn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh cho 18 khu công nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (HBA), mọi việc bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức.

Bắt đầu từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức, đơn vị và lan tỏa đến người dân, cộng đồng dân cư, thấy rằng nhất thiết phải chuyển đổi xanh, cụ thể là xây dựng điểm vùng phát thải thấp. Trong đó vai trò của truyền thông được đánh giá vô cùng quan trọng, báo chí phải vào cuộc cùng chính quyền, đi suốt cả hành trình thí nghiệp.

Tiếp đến, muốn thí điểm thành công LEZ, quận Hoàn Kiếm, Ba Đình phải có đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm lý thuyết lẫn tư vấn thực hành. Đúng như Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, hiện chúng ta “nhà nhà nói chuyển đổi xanh, ngành ngành nói chuyển đổi xanh”, nhưng bắt đầu từ đâu, theo giáo trình nào, ai sẽ là giảng viên truyền đạt kiến thức đang là câu hỏi, chưa có người trả lời chính xác. Không có được đơn vị tư vấn, việc triển khai sẽ chậm, nhiều khi lệch chuẩn quốc tế và hiệu quả không cao, đó là điều Azitech-GreenGo đã từng chứng kiến khi làm việc với nhiều đơn vị tại thành phố Hồ Chí Minh và một số bộ, ban, ngành.

Không chỉ tại Việt Nam, trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài cho thấy, để thành công chuyển đổi xanh, có rất nhiều công đoàn, để thành công, các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức cần có một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.

Chất lượng không khí ở thành phố Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm. Ảnh: CTV

Chất lượng không khí ở thành phố Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm. Ảnh: CTV

Chọn lĩnh vực trọng điểm

Hà Nội đã chính xác khi đưa ra tiêu chí xác định vùng phát thải thấp, gồm: Thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải được xác định tại Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông từ mức độ D - F theo TCVN 13592:2022 đường đô thị - yêu cầu thiết kế; chất lượng không khí trung bình năm đánh giá trong tối thiểu một năm gần nhất không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2023/BTNMT) đối với các thông số chính: SO2, NO2, tổng bụi lơ lửng TSP; bụi PM10, bụi PM2,5.

Quận Hoàn Kiếm, Ba Đình được chọn là nơi thí điểm khi có các khu vực đủ điều kiện tổ chức vùng phát thải thấp: Khu vực được quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng hoặc khu vực có đủ điều kiện hạ tầng giao thông đường bộ để tổ chức giao thông phù hợp; có phương án giám sát, đánh giá về mức độ phát thải và quá trình giảm phát thải trong khu vực; có điều kiện đáp ứng các giải pháp chuyển đổi phương tiện giao thông phù hợp. Trong đó, quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận; khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ, vì các khu vực này đã tổ chức phố đi bộ và cấm phương tiện vào cuối tuần là một quyết định có tính toán.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm tư vấn chuyển đổi xanh, tôi cho rằng, trong lĩnh vực GTVT, 2 quận thí điểm cần đẩy mạnh sử dụng hiệu quả năng lượng và chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng. Đồng thời, việc chuyển đổi từ nhiên liệu truyền thống sang năng lượng tái tạo như nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên và năng lượng điện cũng cần được ưu tiên.

Trong dịch vụ thương mại, quận Hoàn Kiếm, Ba Đình cần khuyến khích lưu thông các loại hàng hóa, nhu yếu phẩm tiết kiệm năng lượng và áp dụng các công nghệ xử lý hiện đại, nhằm giảm thiểu chất thải. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, cần được hỗ trợ thông qua ưu đãi tín dụng và chính sách thuế phù hợp. Lĩnh vực tiêu thụ năng lượng LEZ cũng đóng vai trò quan trọng, 2 quận này cần triển khai các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt, đồng thời phát triển và áp dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng. Việc cải tiến công nghệ sản xuất cũng giúp giảm phát thải khí nhà kính một cách đáng kể.

Đối với quản lý rác thải, LEZ cần thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái chế và tái sử dụng. Điều này không chỉ giúp giảm gánh nặng cho các bãi chôn lấp, mà còn tạo ra giá trị kinh tế từ chất thải. Trong quy hoạch đô thị, việc cần làm là xanh hóa dòng sông, kiểm soát các nguồn xả thải ra sông, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng hồ điều hòa, cải tạo hệ thống thu gom và thoát nước, khuyến khích sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước, giảm rò rỉ trong hệ thống cung cấp nước...

Chính quyền địa phương cần chọn được đơn vị tư vấn thực hành, nắm bắt công nghệ MRV (đo lường, báo cáo, xác minh), giám sát các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, siêu thị, doanh nghiệp lớn trong khu vực phát thải thấp, qua đó xây dựng bộ tiêu chí cụ thể cho từng lĩnh vực. Đơn vị tư vấn phải nắm bắt công nghệ, lập nhật ký số của quá trình thực hành phát triển bền vững cũng cần được các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong địa bàn thí điểm vùng phát thải quan tâm...

Đang có trong tay các chuyên gia hàng đầu về quản lý khí nhà kính và trung hòa carbon, chuyển đổi xanh, Azitech-GreenGo đang thể hiện trách nhiệm của mình trong việc tư vấn lập kế hoạch, tập huấn và triển khai các giải pháp thực hành phát thải thấp. Azitech-GreenGo hy vọng sẽ có cơ hội đồng hành cùng Thủ đô thực hiện chuyển đổi xanh thành công.

Th.S Phạm Hoài Trung, Chủ tịch Azitech - GreenGo

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/lo-trinh-thuc-hien-thi-diem-phat-thai-thap-cua-ha-noi-689401.html
Zalo