Lộ bí mật sốc đằng sau hang động huỳnh quang, chuyên gia sửng sốt
Một hang động huỳnh quang trên Trái Đất đang nắm giữ những manh mối bí mật về sự sống ngoài hành tinh.

Trái Đất không chỉ có hệ sinh thái đa dạng, mà còn có những nơi mang đặc điểm tương tự như các thiên thể khác trong Hệ Mặt trời. Ảnh: @Joshua Sebree.

Mới đây, Nhà sinh vật học vũ trụ Joshua Sebree thuộc Đại học Bắc Iowa cho rằng, Wind Cave (Hang Gió) ở Nam Dakota có những điểm tương đồng về mặt hóa học với Mặt trăng vệ tinh băng giá Europa của Sao Mộc. Ảnh: @Joshua Sebree.

Vốn dĩ, Europa là một thế giới hấp dẫn với tiềm năng chứa đại dương bên dưới bề mặt, khiến nó trở thành trọng tâm trong các cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Ảnh: @Joshua Sebree.

Trong phát hiện hiện mới, Nhóm của Joshua Sebree đã mạo hiểm đi sâu xuống Wind Cave để nghiên cứu các khoáng chất huỳnh quang, các dạng sống được tìm thấy ở độ sâu gần 40m. Ông cho biết: “Mục đích của dự án này là cố gắng hiểu rõ hơn về phản ứng hóa học diễn ra dưới lòng đất của Wind Cave, qua đó cho chúng ta biết về cách sự sống có thể được duy trì”. Ảnh: @Joshua Sebree.

Nằm ở phía nam Black Hills của Nam Dakota, Wind Cave được cho là hang động dài thứ sáu trên thế giới. Hang động Wind Cave hiện cũng đang nằm trong Công viên quốc gia Wind Cave đã từng bị chìm dưới biển cổ đại, cách đây khoảng 350 triệu năm trước. Ảnh: @Joshua Sebree.

Thay vì lấy mẫu đá rồi đem về để phân tích trong phòng thí nghiệm, nhóm của Sebree sử dụng máy quang phổ di động để thu thập quang phổ huỳnh quang trực tiếp trong hang động. Họ sử dụng đèn cực tím để kiểm tra các khoáng chất có trong đá. Ảnh: @Joshua Sebree.

Dưới ánh sáng cực tím, những tảng đá bình thường này chuyển thành màu hồng, xanh lam và xanh lục rực rỡ. Những khoáng chất phát sáng này nắm giữ manh mối để hiểu cách sự sống có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt. Ảnh: @starkcaverns.

Những màu sắc phát quang này tiết lộ loại và lượng hợp chất hữu cơ và vô cơ từng hiện diện, cũng như giúp xác định chính xác vị trí mà dòng nước từng lắng đọng khoáng chất khi chảy qua bề mặt hang. Ảnh: @Science Photo Library.

Các dòng nước cổ đại giàu mangan đã giúp định hình hang động và tạo thành canxit phát sáng màu hồng độc đáo. Joshua Sebree nói: "Đây là cơ chế hình thành hang động rất khác so với những gì đã từng được nghiên cứu trước đây". Ảnh: @riviera loisirs.

Hóa chất được tìm thấy trong hang động này, đặc biệt là sự hiện diện của nước giàu khoáng chất tương tự như những gì các nhà khoa học tìm thấy trên Mặt trăng vệ tinh Europa của Mộc tinh. Ảnh: @The Fluorescent Mineral Society.

Khám phá hang động này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Các nhà nghiên cứu phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt, từ nhiệt độ đóng băng đến việc đi qua những lối đi hẹp, nhưng phần thưởng có được thì rất xứng đáng. Ảnh: @iStock.
Mời Quý Độc giả cùng xem video: HANG SƠN ĐOÒNG: HANG ĐỘNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI | NHIỀU KỶ LỤC KHÓ TIN. Nguồn video: @BLV Hải Thanh Story.