Lịch sử tỉnh Bình Phước - vùng đất trẻ của miền Đông Nam Bộ

Tỉnh Bình Phước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí cách không xa Thành phố Hồ Chí Minh, là một vùng đất trẻ với nhiều cơ hội phát triển.

Con thuyền vươn ra biển - biểu tượng của vùng Đất Mũi Cà Mau bên cạnh Cột cờ Hà Nội. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)

Con thuyền vươn ra biển - biểu tượng của vùng Đất Mũi Cà Mau bên cạnh Cột cờ Hà Nội. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, so với các vùng khác trên cả nước, Bình Phước được xem là một vùng đất trẻ.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí cách không xa Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đồng thời lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển.

Trải qua nhiều lần tách, nhập về hành chính, đến ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập và đi vào hoạt động ổn định.

Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Phước có diện tích tự nhiên 6.873,56km2, với 11 huyện, thị xã, thành phố.

Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121km theo đường Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102km theo đường Tỉnh lộ 741.

Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Phía Tây Bắc tiếp giáp 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia (Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum), với tổng chiều dài đường biên giới là 258,939km, cùng 28 cột mốc chính, 353 cột mốc phụ.

Bình Phước là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc ít người chiếm 17,9%, đa số là người X’tiêng, một số ít người Hoa, Khmer, Nùng, Tày...

Tính đến ngày 1/4/2024 theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2024, dân số Bình Phước là 1.060.448 người, đứng thứ 41 cả nước.

Lịch sử hình thành và phát triển

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa.

Đến giữa thế kỷ 19, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bắt Xắc.

Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng đất phía Tây Nam và phía Nam thuộc tiểu khu Thủ Dầu Một.

Năm 1889, thực dân Pháp Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa.

 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước.

Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước.

Đến giữa thế kỷ 19, sau khi đặt ách đô hộ tại lục tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp đã chia Nam Kỳ thành bốn khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho,Vĩnh Long, Bắt Xắc đổi các tiểu khu thành các tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một, tồn tại cho đến sau Hiệp định Geneva 1954 mà không có sự thay đổi nào đáng kể.

Từ năm 1956, chính quyền Sài Gòn thiết lập một số tỉnh mới ở miền Nam. Trong đó, có hai tỉnh Bình Long và Phước Long là tiền thân của tỉnh Bình Phước ngày nay.

Ngày 30/1/971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối 1972, Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập.

Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, ngày 2/7/1976 tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm Thủ Dầu Một, Bình Phước và 3 xã thuộc Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), chia thành 7 huyện, thị và 1 thị xã.

Tháng 2/1978, huyện Bình Long được chia thành 2 huyện: Bình Long và Lộc Ninh.

Năm 1988, huyện Phước Long chia thành 2 huyện: Phước Long và Bù Đăng.

Ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 5 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé là: Đồng Phú, Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng.

 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước (Chơn Thành, Bình Phước). (Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN)

Khu công nghiệp Becamex Bình Phước (Chơn Thành, Bình Phước). (Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN)

Ngày 1/9/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 90/1999/NĐ-CP thành lập thị xã Đồng Xoài.

Ngày 20/2/2003 Chính phủ Ban hành nghị định số 17/2003 NĐ-CP thành lập huyện Chơn Thành và Bù Đốp được tách ra từ huyện Bình Long và Lộc Ninh.

Ngày 1/5/2003, hai huyện Chơn Thành và Bù Đốp chính thức đi vào hoạt động. Tỉnh Bình Phước có 8 huyện, thị, 94 xã phường và thị trấn.

Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị xã và 7 huyện: Thị xã Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng.

Nghị quyết số 60-NQ/TW, ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã quyết định hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị-hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.

Tiềm năng phát triển của tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước có diện tích lớn nhất miền Nam, với tổng diện tích 687.355ha; trong đó đất nông nghiệp 616.307ha, đất phi nông nghiệp 70.975ha.

Đất đai Bình Phước màu mỡ (chủ yếu đất đỏ Bazan), khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn trái và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Bình Phước là thủ phủ của cả nước về cây cao su và cây điều, với diện tích cao Su 247.000ha và diện tích điều là 141.595ha.

Ngoài ra tỉnh có thuận lợi là quỹ đất sạch rộng lớn của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể giao về cho địa phương để phát triển các khu công nghiệp, thuơng mại-dịch vụ và đô thị.

Tại Quy hoạch tỉnh đã được các Bộ ngành thẩm định và chủ trương của tỉnh là mở mới, quy hoạch các khu công nghiệp đến 2030 khoảng 10.000ha (trong đó có các khu công nghiệp Đông Nam Đồng Phú với diện tích 4.200ha).

Về thu hút đầu tư, đến nay toàn tỉnh có 375 dự án đầu tư nước ngoài FDI với tổng số vốn đầu tư 3 tỷ 498 triệu USD.

Hiện nay các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, Bình Dương trong vùng Đông Nam bộ đã lắp đầy và giá thuê mặt bằng rất cao 150 USD/m2 cho 50 năm, nên các nhà đầu tư đã dịch chuyển đến tỉnh Bình Phước để đầu tư với quỹ đất rộng, mặt bằng sạch và giá thuê đất thấp, khoảng từ 80-90 USD/m2./.

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/lich-su-tinh-binh-phuoc-vung-dat-tre-cua-mien-dong-nam-bo-post1022184.vnp
Zalo