Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Bắc Kạn có gì đặc biệt?

Cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ 'xuống đồng' lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn.

Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét Nam bộ). Trên mỗi mâm lễ đều có chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc và hai đôi quả còn được làm bằng vải có nhiều tua rua mầu sắc sặc sỡ cùng hạt giống các loại. Mâm lễ vật được lựa chọn kỹ lưỡng, phải to hơn, nhiều hơn, trang trí đẹp hơn với các mâm lễ của các gia đình và nhất thiết phải có thủ lợn. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng, người chủ lễ (thường là thày Tào, hoặc thày Mo), gọi là “pú mo”. “Pú mo” đứng trước mâm lễ của bản khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản.

Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng Tồng, mỗi xã chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày (bánh chưng gói dài giống bánh tét Nam bộ). Trên mỗi mâm lễ đều có chiếc bánh hình bông hoa nhiều màu sắc và hai đôi quả còn được làm bằng vải có nhiều tua rua mầu sắc sặc sỡ cùng hạt giống các loại. Mâm lễ vật được lựa chọn kỹ lưỡng, phải to hơn, nhiều hơn, trang trí đẹp hơn với các mâm lễ của các gia đình và nhất thiết phải có thủ lợn. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng, người chủ lễ (thường là thày Tào, hoặc thày Mo), gọi là “pú mo”. “Pú mo” đứng trước mâm lễ của bản khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản.

Phần lễ trang nghiêm được tiến hành với màn rước mâm cỗ, dâng cỗ của các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống. Có 15 mâm cỗ của 15 xã, thị trấn trong huyện Ba Bể được rước về từ đền An Mạ.

Phần lễ trang nghiêm được tiến hành với màn rước mâm cỗ, dâng cỗ của các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống. Có 15 mâm cỗ của 15 xã, thị trấn trong huyện Ba Bể được rước về từ đền An Mạ.

Chủ tịch UBND huyện Ba Bể Nông Ngọc Duyên cho biết, lễ hội Lồng tồng Ba Bể là sự kiện văn hóa có ý nghĩa. Đây cũng là hoạt động nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, đưa lễ hội Lồng tồng trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Qua đó, góp phần phát triển du lịch Ba Bể trở thành ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Chủ tịch UBND huyện Ba Bể Nông Ngọc Duyên cho biết, lễ hội Lồng tồng Ba Bể là sự kiện văn hóa có ý nghĩa. Đây cũng là hoạt động nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch, đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, đưa lễ hội Lồng tồng trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Qua đó, góp phần phát triển du lịch Ba Bể trở thành ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu cho biết, năm 2025, lễ hội Lồng tồng có hai phần gồm phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh với mục đích là tạ ơn thần thánh làm cho mùa màng bội thu. Việc tổ chức Lễ hội Lồng tồng mang nhiều yếu tố của tín ngưỡng phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở với một khát vọng cầu cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, năm mới làm ăn thuận lợi. Khu vực lễ hội diễn ra ở bãi bồi ven hồ Ba Bể.

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu cho biết, năm 2025, lễ hội Lồng tồng có hai phần gồm phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh với mục đích là tạ ơn thần thánh làm cho mùa màng bội thu. Việc tổ chức Lễ hội Lồng tồng mang nhiều yếu tố của tín ngưỡng phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở với một khát vọng cầu cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, năm mới làm ăn thuận lợi. Khu vực lễ hội diễn ra ở bãi bồi ven hồ Ba Bể.

Ông Nông Văn Bình (65 tuổi), trú bản Pắc Ngòi, xã Nam Mẫu chia sẻ: "Từ Lồng tồng (còn là lồng tông theo tiếng Tày, Nùng, hay lồng tộng theo tiếng Dao; Lùng tùng, theo tiếng Nùng), có nghĩa là "xuống đồng".

Ông Nông Văn Bình (65 tuổi), trú bản Pắc Ngòi, xã Nam Mẫu chia sẻ: "Từ Lồng tồng (còn là lồng tông theo tiếng Tày, Nùng, hay lồng tộng theo tiếng Dao; Lùng tùng, theo tiếng Nùng), có nghĩa là "xuống đồng".

Nhiều hoạt động trong lễ hội Lồng tồng như bóng truyền, rước cờ, kéo co, đẩy gậy... ở mỗi loại hình trò chơi dân gian này đều phản ánh sâu sắc sự tài hoa, khát vọng của người Tày đối với các đấng siêu nhiên.

Nhiều hoạt động trong lễ hội Lồng tồng như bóng truyền, rước cờ, kéo co, đẩy gậy... ở mỗi loại hình trò chơi dân gian này đều phản ánh sâu sắc sự tài hoa, khát vọng của người Tày đối với các đấng siêu nhiên.

Người dân và du khách trải nghiệm những hoạt động tại lễ hội.

Người dân và du khách trải nghiệm những hoạt động tại lễ hội.

Những cô gái tại huyện Ba Bể diện trang phục đẹp nhất của mình để dự lễ hội của địa phương.

Những cô gái tại huyện Ba Bể diện trang phục đẹp nhất của mình để dự lễ hội của địa phương.

Thăm quan hồ Ba Bể bằng thuyền là phần không thể thiếu được khi đến với lễ hội ngày đầu năm của người dân Bắc Kạn.

Thăm quan hồ Ba Bể bằng thuyền là phần không thể thiếu được khi đến với lễ hội ngày đầu năm của người dân Bắc Kạn.

Đến với lễ hội, du khách không thể bỏ qua món cá nướng. Những con cá còn tươi được người dân bắt từ hồ Ba Bể phục vụ du khách.

Đến với lễ hội, du khách không thể bỏ qua món cá nướng. Những con cá còn tươi được người dân bắt từ hồ Ba Bể phục vụ du khách.

Nhị Tiến

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/le-hoi-long-tong-lon-nhat-bac-kan-co-gi-dac-biet-192250207164409386.htm
Zalo