Lễ cúng Giang Sơn - Nghi lễ ấn tượng của người Rục

Đối với đồng bào người Rục (dân tộc Chứt) tại xã Thượng Hóa (Minh Hóa - Quảng Bình) Thần rừng là vị thần bảo hộ quan trọng nhất, chi phối toàn bộ đời sống của người dân, rừng che chở, bảo vệ; những con suối nuôi sống, những cây xanh cho không gian thiêng... vì vậy, họ đã tổ chức ra Lễ cúng Giang Sơn để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình, bản làng yên ổn, người dân vào rừng săn bắt, hái lượm được may mắn... Lễ cúng Giang Sơn cũng là dịp để trả lễ, cảm ơn đấng bề trên đã phù hộ độ trì, bảo hộ cho cuộc sống được yên bình, no ấm.

Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào người Rục (dân tộc Chứt) tại xã Thượng Hóa hiện nay chỉ còn tổ chức ở 3 bản là: Bản Mò O Ồ Ồ, bản Ón và Yên Hợp của xã Thượng Hóa (Minh Hóa - Quảng Bình). Trong đó, bản Ón là nơi tổ chức với quy mô khá tốt và duy trì đều đặn với khoảng thời gian 3 năm 1 lần.

Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào người Rục (dân tộc Chứt) tại xã Thượng Hóa hiện nay chỉ còn tổ chức ở 3 bản là: Bản Mò O Ồ Ồ, bản Ón và Yên Hợp của xã Thượng Hóa (Minh Hóa - Quảng Bình). Trong đó, bản Ón là nơi tổ chức với quy mô khá tốt và duy trì đều đặn với khoảng thời gian 3 năm 1 lần.

Để thực hiện nghi lễ, bà con lựa chọn 3 viên đá khá to, rồi nướng vào lửa sau đó cho vào chậu nước.

Để thực hiện nghi lễ, bà con lựa chọn 3 viên đá khá to, rồi nướng vào lửa sau đó cho vào chậu nước.

Những viên đá vôi sau khi được nung nóng qua lửa sẻ đưa đến các chậu nước có lá cây rừng để "phù phép" giải tà và những điều xấu xa cho bà con

Những viên đá vôi sau khi được nung nóng qua lửa sẻ đưa đến các chậu nước có lá cây rừng để "phù phép" giải tà và những điều xấu xa cho bà con

Lá cây (một loại cây xanh tốt lấy ở rừng về) nhúng vào chậu nước có 3 viên đá đã được nướng rồi lần lượt vung (rắc, rảy, rưới) nước lên cho từng người tham gia lễ hội.Việc nước từ các viên đá nướng vung ướt cho từng người như mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn.

Lá cây (một loại cây xanh tốt lấy ở rừng về) nhúng vào chậu nước có 3 viên đá đã được nướng rồi lần lượt vung (rắc, rảy, rưới) nước lên cho từng người tham gia lễ hội.Việc nước từ các viên đá nướng vung ướt cho từng người như mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, bình an và gặp nhiều may mắn.

Lễ vật gồm một con lợn cái tầm 20-30kg còn sống và những thức ăn, đồ uống mà hàng ngày người dân vẫn sử dụng gồm: Xôi, cơm, rượu, cá, gà luộc, bánh trái….

Lễ vật gồm một con lợn cái tầm 20-30kg còn sống và những thức ăn, đồ uống mà hàng ngày người dân vẫn sử dụng gồm: Xôi, cơm, rượu, cá, gà luộc, bánh trái….

Bà con sắp đặt lễ vật lên bàn thờ trung tâm

Bà con sắp đặt lễ vật lên bàn thờ trung tâm

Mỗi mâm cúng họ chuẩn bị 30 phần xôi thịt

Mỗi mâm cúng họ chuẩn bị 30 phần xôi thịt

Muối được bà con rắc lên từng phần thịt đặt trên lễ cúng

Muối được bà con rắc lên từng phần thịt đặt trên lễ cúng

Bên cạnh đó, bà con còn chuẩn bị cả lá thuốc lá

Bên cạnh đó, bà con còn chuẩn bị cả lá thuốc lá

Sau khi chuẩn bị mọi lễ vật, người lớn tuổi (hoặc thầy cúng) kiểm tra một lượt lễ vật và sự bài trí trên mâm cúng mới bắt đầu thực hiện lễ cúng

Sau khi chuẩn bị mọi lễ vật, người lớn tuổi (hoặc thầy cúng) kiểm tra một lượt lễ vật và sự bài trí trên mâm cúng mới bắt đầu thực hiện lễ cúng

Thầy cúng (hiện nay ở bản Ón là già làng tên Quyền) đọc 4 bài cúng gồm: Mời các thần về chứng giám, mời thụ hưởng lễ vật, xin phù hộ và cúng tiễn. Thầy cúng bằng tiếng của người Rục.

Thầy cúng (hiện nay ở bản Ón là già làng tên Quyền) đọc 4 bài cúng gồm: Mời các thần về chứng giám, mời thụ hưởng lễ vật, xin phù hộ và cúng tiễn. Thầy cúng bằng tiếng của người Rục.

Sau mỗi bài cúng, thầy cúng phải xin keo bằng hai thanh gỗ (Ngày nay tại một số lễ cúng người dân dùng đồng xu xin keo) để xác tín sự đồng ý của các thần.

Sau mỗi bài cúng, thầy cúng phải xin keo bằng hai thanh gỗ (Ngày nay tại một số lễ cúng người dân dùng đồng xu xin keo) để xác tín sự đồng ý của các thần.

Trong quá trình cúng thì các thành viên tham gia lễ cúng sẽ ngồi xung quanh thầy cúng và để hai tay lên vái trước ngực. Sau khi việc cúng và lễ nướng đá kết thúc, những người tham gia tập trung lại và ăn uống, ca hát.

Trong quá trình cúng thì các thành viên tham gia lễ cúng sẽ ngồi xung quanh thầy cúng và để hai tay lên vái trước ngực. Sau khi việc cúng và lễ nướng đá kết thúc, những người tham gia tập trung lại và ăn uống, ca hát.

Lễ cúng Giang Sơn của người Rục là một hoạt động văn hóa mang tính tâm linh quan trọng, thể hiện ý thức tôn trọng, lòng biết ơn thần linh, trời đất, tổ tiên và hướng về nguồn cội. Đây cũng là dịp để thắt chặt mối đoàn kết, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tương trợ lẫn nhau. Lễ cúng Giang Sơn còn là nét đẹp trong bảo vệ tài nguyên môi trường, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, sống hòa hợp với thiên nhiên.

Lễ cúng Giang Sơn của người Rục là một hoạt động văn hóa mang tính tâm linh quan trọng, thể hiện ý thức tôn trọng, lòng biết ơn thần linh, trời đất, tổ tiên và hướng về nguồn cội. Đây cũng là dịp để thắt chặt mối đoàn kết, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tương trợ lẫn nhau. Lễ cúng Giang Sơn còn là nét đẹp trong bảo vệ tài nguyên môi trường, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, sống hòa hợp với thiên nhiên.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/le-cung-giang-son-nghi-le-an-tuong-cua-nguoi-ruc-20241023101351597.htm
Zalo