Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội: Thực trạng và kiến nghị

Sáng 12/12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ 'Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật' đã tổ chức Hội thảo Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội: thực trạng và kiến nghị'.

Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng thể hiện mạnh mẽ tinh thần chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, trong đó thẳng thắn chỉ ra trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”. Từ đó đặt ra yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó cần Đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành mong muốn các đại biểu quan tâm tập trung thảo luận về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội: sự cần thiết của Định hướng Chương trình nhiệm kỳ, mối liên hệ giữa Chương trình nhiệm kỳ với Chương trình hằng năm.

Về đổi mới quy trình lập Chương trình lập pháp hằng năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành mong muốn các chuyên gia thảo luận cho ý kiến đối với quyền trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các chủ thể, về sáng kiến pháp luật của đại biểu Quốc hội.Theo các chuyên gia chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành là cần thiết. Tuy nhiên hiện nay chương trình này cũng đang tồn tại một số bất cập, hạn chế, cần được xem xét để khắc phục hạn chế, vướng mắc.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Thùy Linh - Anh Đức

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/lap-chuong-trinh-xay-dung-luat-phap-lenh-cua-quoc-hoi-thuc-trang-va-kien-nghi-245994.htm
Zalo