Làng Sen, điểm hẹn tháng 5
Ở miền quê xứ Nghệ, trên mảnh đất xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tháng 5 càng thêm ý nghĩa trong hương sen ngào ngạt và từng bước chân thành kính của dòng người về đây tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên là địa điểm quen thuộc của người dân Việt Nam mỗi dịp tháng 5 về.
Hơn một thế kỷ trôi qua, vẫn còn đó mái nhà tranh, bóng trelàng. Bóng dáng Người vẫn còn đó với quê hương, đất nước. Trong lòng mỗi ngươìdân Việt Nam, quê Bác không chỉ là một địa danh mà là nơi thiêng liêng để tìm về,để được nghe những câu chuyện về thời niên thiếu của Người.
Làng Sen trong nắng tháng 5
Ngay từ những ngày đầu tháng 5, từng đoàn người từ bắc đếnnam, kiều bào ở nước ngoài và khách quốc tế đã bắt đầu hành trình trở về làngSen quêBác. Giữa cái nắng gay gắt của miền trung, những chiếc nón trắng nhấp nhôtheo dòng người len qua con đường làng nhỏ rợp bóng tre. Có cụ già tóc bạc chốnggậy đi từng bước chậm rãi nhưng ánh mắt sáng ngời. Có những tốp thanh niên áoxanh phơi phới khí thế. Có cả những em bé còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chuyếnđi nhưng bàn tay nhỏ xíu vẫn nắm chặt tay bố mẹ lặng lẽ theo sau. Không hẹn màgặp, tất cả cùng về đây với một tấm lòng nhớ Bác.
Trong dòng người ấy, bà Mai Thị Lê, 72 tuổi, quê ở QuảngNam, nắm chặt tay cháu nội, mắt ngấn lệ nói: “Tôi đã hứa với lòng, đến năm nàocòn khỏe thì vẫn phải về thăm quê Bác vào tháng 5. Không chỉ để nhớ đến Bác, màcòn để cho con cháu biết nhân dân Việt Nam ta có vị lãnh tụ đáng kính đến nhườngnào. Qua đó để giáo dục con cháu phấn đấu trong học tập, trở thành người có íchcho xã hội sau này”.
Mái nhà tranh nằm nép mình dưới hàng cau vẫn giữ nguyên dángdấp từ cả trăm năm trước. Vẫn còn đó chiếc võng, khung cửi, tấm phản,... Từnghiện vật, từng hàng cây đều như thì thầm kể chuyện về một thời gian khó nhưngchứa chan tình yêu thương, nơi gắn bó với Người thủa thiếu thời. Nhiều du kháchbước vào không gian này đều lặng người.Tất cả đều chăm chú lắng nghe thuyếtminh viên giới thiệu về những hiện vật.
Cụ Hoàng Văn Dư, 77 tuổi, đến từ Bình Định, vừa lau nước mắtvừa kể: “Tôi sinh ra trong giai đoạn đất nước khó khăn, gần cả cuộc đời đượcnghe chuyện về Bác. Nay được đứng ngay nơi gắn liền với tuổi thơ của Người, thâýnhư đã trọn một kiếp người”.
Trong dòng cảm xúc, chị Vũ Thị Hương, du khách từ Hà Nội,không giấu nổi xúc động: “Tôi đã đọc rất nhiều sách về Bác, nhưng khi bước vàocăn nhà tranh này, nhìn chiếc võng đơn sơ, được nghe những câu chuyện về Báclòng tôi nghẹn lại. Thương Bác đến rơi nước mắt… Bản thân mình tự hứa sẽ cố gắnglàm việc hết mình, góp sức nhỏ bé để xây dựng quê hương, đất nước ngày cànggiàu đẹp”.
Đứng dưới tán tre già, qua lời của thuyết minh viên NguyễnThị Thanh bằng chất giọng truyền cảm, thuở ấu thơ của Người hiện ra sinh động,chân thực.
Chị Thanh tâm sự: "Mình may mắn sinh ra và lớn lên trênmảnh đất Nam Đàn, ngay từ nhỏ đã theo bố mẹ tới thăm nhà Bác; những kỷ vật, câuchuyện lắng sâu về cuộc đời Bác đã nhen nhóm trong mình ước mơ lớn lên được làmthuyết minh viên và kể chuyện về Bác cho du khách muôn phương. Sau này, khi tốtnghiệp khoa Lịch sử, Trường đại học Vinh, mình trúng tuyển và được về công táctại đây.
Hơn 15 năm gắn bó với nghề, mình vẫn giữ tâm huyết và lòngyêu Bác, yêu nghề. Chính tình cảm của du khách muôn phương về đây là động lực đểmình gắn bó với công việc".
Giám đốc KhuDi tích quốc gia đặc biệt Kim Liên Nguyễn Bảo Tuấn chia sẻ: Khu ditích quốc gia đặc biệt Kim Liên là nơi lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống,sinh hoạt bình dị của Người thời niên thiếu và gia đình.
Hằng năm, nơi đây đón trên hai triệu lượt khách. Đặc biệt,vào những ngày lễ như 30/4-1/5 và ngày sinh nhật của Người, có lượng khách rấtlớn về đây.
Sắp tới, dịp sinh nhật Người, lượng du khách về đây sẽ rấtđông. Do đó, để phục vụ du khách thập phương, Ban Quản lý Khu di tích quốc giađặc biệt Kim Liên sẽ huy động 100% cán bộ, nhân viên trực tiếp đón, hướng dẫn;đồng thời phối hợp lực lượng chức năng phân luồng giao thông, làm sao để dukhách có trải nghiệm tốt khi về với quê Bác.