Làng nghề trống Đọi Tam hơn 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Làng Đọi Tam thuộc xã Đọi Sơn, thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), là một trong những 'cái nôi' của nghề làm trống truyền thống tại Việt Nam. Nằm ở phía Tây bắc chân núi Đọi, ngôi làng không chỉ nổi tiếng bởi kỹ thuật chế tác trống tinh xảo mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.

Trống Đọi Tam không chỉ là một sản phẩm thủ công mà còn mang hồn cốt riêng, được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu truyền thống và đôi bàn tay tài hoa của người thợ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Trống Đọi Tam không chỉ là một sản phẩm thủ công mà còn mang hồn cốt riêng, được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu truyền thống và đôi bàn tay tài hoa của người thợ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Theo truyền thuyết, vào năm 987, hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã làm một chiếc trống lớn để đón vua Lê Đại Hành về cày ruộng trong lễ Tịch điền. Từ đó, nghề làm trống được truyền lại qua nhiều thế hệ, và hai ông được tôn là tổ nghề. Ngôi đình cổ ở giữa làng hiện vẫn thờ hai ông. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Theo truyền thuyết, vào năm 987, hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã làm một chiếc trống lớn để đón vua Lê Đại Hành về cày ruộng trong lễ Tịch điền. Từ đó, nghề làm trống được truyền lại qua nhiều thế hệ, và hai ông được tôn là tổ nghề. Ngôi đình cổ ở giữa làng hiện vẫn thờ hai ông. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Trải qua hơn một ngàn năm phát triển, làng nghề Đọi Tam đến nay vẫn duy trì được sức sống bền bỉ. Hiện toàn làng có khoảng 500 người tham gia làm trống, trong đó có 5 nghệ nhân được công nhận và khoảng 30 thợ lành nghề. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Trải qua hơn một ngàn năm phát triển, làng nghề Đọi Tam đến nay vẫn duy trì được sức sống bền bỉ. Hiện toàn làng có khoảng 500 người tham gia làm trống, trong đó có 5 nghệ nhân được công nhận và khoảng 30 thợ lành nghề. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Nhiều gia đình xem nghề làm trống là nguồn sinh kế chính, góp phần mang lại cuộc sống ổn định và khá giả hơn trước. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Nhiều gia đình xem nghề làm trống là nguồn sinh kế chính, góp phần mang lại cuộc sống ổn định và khá giả hơn trước. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Trống Đọi Tam nổi tiếng với chất lượng và âm thanh đặc biệt. Để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua ba công đoạn chính. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Trống Đọi Tam nổi tiếng với chất lượng và âm thanh đặc biệt. Để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua ba công đoạn chính. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Đầu tiên là chọn gỗ mít già, nhiều lõi, xẻ thành từng "dăm" và ghép thành hình trống theo yêu cầu khách hàng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Đầu tiên là chọn gỗ mít già, nhiều lõi, xẻ thành từng "dăm" và ghép thành hình trống theo yêu cầu khách hàng. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Kỹ thuật này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao vì các dăm gỗ không được phép nối, tránh ảnh hưởng đến âm thanh. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Kỹ thuật này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao vì các dăm gỗ không được phép nối, tránh ảnh hưởng đến âm thanh. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tiếp đến là chọn da trâu già, mang về bào nhẵn và phơi khô trước khi căng lên mặt trống. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tiếp đến là chọn da trâu già, mang về bào nhẵn và phơi khô trước khi căng lên mặt trống. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Một trong những công đoạn khó nhất là bưng trống – tức là căng da trâu lên mặt trống. Công việc này không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mà còn yêu cầu đôi tai thính để xác định âm chuẩn khi hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Một trong những công đoạn khó nhất là bưng trống – tức là căng da trâu lên mặt trống. Công việc này không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mà còn yêu cầu đôi tai thính để xác định âm chuẩn khi hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Cuối cùng là công đoạn trang trí, bao gồm làm nhẵn, sơn và vẽ họa tiết, hoàn thiện một chiếc trống mang giá trị cả về âm thanh lẫn thẩm mỹ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Cuối cùng là công đoạn trang trí, bao gồm làm nhẵn, sơn và vẽ họa tiết, hoàn thiện một chiếc trống mang giá trị cả về âm thanh lẫn thẩm mỹ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Không đơn thuần là sản phẩm thủ công, trống Đọi Tam còn là biểu tượng văn hóa. Âm thanh của trống đã vang lên trong nhiều lễ hội, nghi lễ và sinh hoạt cộng đồng trên khắp cả nước. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Không đơn thuần là sản phẩm thủ công, trống Đọi Tam còn là biểu tượng văn hóa. Âm thanh của trống đã vang lên trong nhiều lễ hội, nghi lễ và sinh hoạt cộng đồng trên khắp cả nước. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Dù trải qua không ít thăng trầm, những người con Đọi Tam vẫn bền bỉ giữ gìn và phát huy nghề tổ, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định thương hiệu trống Việt trên thị trường. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Dù trải qua không ít thăng trầm, những người con Đọi Tam vẫn bền bỉ giữ gìn và phát huy nghề tổ, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định thương hiệu trống Việt trên thị trường. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tháng 10-2004, UBND tỉnh Hà Nam công nhận Đọi Tam là làng nghề truyền thống tiểu thủ công. Đến tháng 11-2007, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao tặng danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”, ghi nhận những đóng góp nổi bật trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Tháng 10-2004, UBND tỉnh Hà Nam công nhận Đọi Tam là làng nghề truyền thống tiểu thủ công. Đến tháng 11-2007, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao tặng danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”, ghi nhận những đóng góp nổi bật trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Nguyễn Hồng Sơn Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/lang-nghe-trong-doi-tam-hon-1-000-nam-tuoi-o-ha-nam/
Zalo