Làng La Phù trải chiếu hoa dài 3km rước Thánh Thành hoàng làng đi qua

Ngày 4/2, tức ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch, các hộ dân của 11 thôn thuộc xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) đã tập trung về dọc tuyến đường làng, trải chiếu hoa, dựng bàn lễ và thực hiện nghi thức rước Thánh Thành hoàng làng.

Theo đó, cứ 5 năm 1 lần tại xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại thực hiện nghi thức rước Thánh Thành hoàng làng. Dọc tuyến đường rước, người dân đã mang chiếu hoa ra trải, xếp lễ chờ nghênh đón “ngài” đi qua, ai cũng tâm niệm thành kính, cầu mong bình an, may mắn trong năm mới.

 Cứ 5 năm 1 lần, vào ngày mùng 7 tháng tháng Giêng Âm lịch, lễ rước Thánh Thành hoàng làng La Phù được diễn ra.

Cứ 5 năm 1 lần, vào ngày mùng 7 tháng tháng Giêng Âm lịch, lễ rước Thánh Thành hoàng làng La Phù được diễn ra.

Anh Nguyễn Văn Phương – thành viên ban khánh tiết La Phù cho biết: Theo thuần phả lưu tại đình thì ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch là ngày sinh của Thánh Thành hoàng làng và ngày 14 tháng Giêng là ngày hóa của “ngài”.

Trong ngày hôm nay 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), nhân dân La Phù sẽ rước kiệu từ đền Thượng (đình La Phù) xuống đền Hạ (Quán Trạch) ở thôn Đồng Nhân, xã Đông La. Trước đây, theo địa giới hành chính thôn Đồng Nhân thuộc xã La Phù, nhưng sau đó tách ra và thuộc xã Đông La, thế nên việc rước kiệu là liên 2 xã với quãng đường dài 3km.

“Cứ 5 năm 1 lần, chúng tôi sẽ thực hiện nghi lễ rước kiệu nghinh thịnh Thánh từ đền Thượng xuống đền Hạ trong buổi sáng ngày mùng 7 tháng Giêng, đến chiều sẽ rước về. Trong các ngày từ mùng 7 đến ngày 15 tháng Giêng, nhân dân sẽ dâng lễ. Đặc biệt, lễ chính “rước lợn” là vào đêm ngày 13 tháng Giêng, xong đó đến ngày 14 tháng Giêng (là ngày mất của Đức Thánh) cả làng sẽ kiêng kỵ việc ca hát, hội hè, chơi trò chơi…, hầu như cả làng “im phăng phắc” - anh Nguyễn Văn Phương nói.

 Từ sáng sớm, người dân đã đưa những tấm chiếu mới ra trải dọc tuyến đường sẽ rước Thánh đi qua.

Từ sáng sớm, người dân đã đưa những tấm chiếu mới ra trải dọc tuyến đường sẽ rước Thánh đi qua.

 Những tấm chiếu đều là chiếu mới, được mọi người thành tâm, tỷ mỉ căn chỉnh thật đẹp nhất.

Những tấm chiếu đều là chiếu mới, được mọi người thành tâm, tỷ mỉ căn chỉnh thật đẹp nhất.

 Ngoài các tấm chiếu được trải, bàn lễ cũng được nhiều gia đình dọn ra phía ngoài cổng nhà mình. Theo cô Tạ Thị Liên (số nhà 400, thôn Quyết Tiến, làng La Phù): "Từ sáng sớm hôm nay, gia đình tôi đã xếp lễ trước cửa để nghênh đón, rước “ngài” đi qua. Lễ này rất quan trọng đối với chúng tôi, mặc dù lễ không bắt buộc với mỗi nhà nhưng với tấm lòng, thành kính mỗi gia đình đều xếp lễ trước cửa tùy theo từng nhà, hầu hết đều có hoa quả, vàng mã…".

Ngoài các tấm chiếu được trải, bàn lễ cũng được nhiều gia đình dọn ra phía ngoài cổng nhà mình. Theo cô Tạ Thị Liên (số nhà 400, thôn Quyết Tiến, làng La Phù): "Từ sáng sớm hôm nay, gia đình tôi đã xếp lễ trước cửa để nghênh đón, rước “ngài” đi qua. Lễ này rất quan trọng đối với chúng tôi, mặc dù lễ không bắt buộc với mỗi nhà nhưng với tấm lòng, thành kính mỗi gia đình đều xếp lễ trước cửa tùy theo từng nhà, hầu hết đều có hoa quả, vàng mã…".

 Mọi người cùng thắp hương, chuẩn bị nghênh đón Thánh Thành hoàng làng đi qua.

Mọi người cùng thắp hương, chuẩn bị nghênh đón Thánh Thành hoàng làng đi qua.

 Vào khoảng 8h sáng, tiếng trống đã vang vọng khắp đường làng. Đoàn trống đi trước và nghi lễ rước Thánh Thành hoàng làng được bắt đầu.

Vào khoảng 8h sáng, tiếng trống đã vang vọng khắp đường làng. Đoàn trống đi trước và nghi lễ rước Thánh Thành hoàng làng được bắt đầu.

 Xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có khoảng 11 thôn, tất cả người dân đều tập trung về để thực hiện nghi lễ rước 5 năm mới có 1 lần này.

Xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có khoảng 11 thôn, tất cả người dân đều tập trung về để thực hiện nghi lễ rước 5 năm mới có 1 lần này.

 Sau đoàn trống là đoàn múa lân sư rồng, với nhiều hoạt náo giúp cho lễ rước thêm phần vui vẻ đầu năm mới.

Sau đoàn trống là đoàn múa lân sư rồng, với nhiều hoạt náo giúp cho lễ rước thêm phần vui vẻ đầu năm mới.

 Anh Nguyễn Văn Phương – thành viên ban khánh tiết La Phù cho biết: “Dọc đường đi người dân đều mang chiếu ra trải hai bên đường, việc trải chiếu này xuất phát từ tấm lòng thành kính của nhân dân. Mọi người mang chiếu mới ra trải, khi Đức Thánh đi qua, nhân dân xin lộc, may mắn của “ngài” về trải cho trẻ con, người ốm đau nằm yên ổn, mạnh khỏe.”

Anh Nguyễn Văn Phương – thành viên ban khánh tiết La Phù cho biết: “Dọc đường đi người dân đều mang chiếu ra trải hai bên đường, việc trải chiếu này xuất phát từ tấm lòng thành kính của nhân dân. Mọi người mang chiếu mới ra trải, khi Đức Thánh đi qua, nhân dân xin lộc, may mắn của “ngài” về trải cho trẻ con, người ốm đau nằm yên ổn, mạnh khỏe.”

 Người dân đều vui mừng phấn khởi trong ngày rước lễ.

Người dân đều vui mừng phấn khởi trong ngày rước lễ.

 Những tấm chiếu được trải là lòng thành kính của người dân với Thánh Thành hoàng làng, đội nghi lễ cờ đều xếp ngay ngắn đón chờ.

Những tấm chiếu được trải là lòng thành kính của người dân với Thánh Thành hoàng làng, đội nghi lễ cờ đều xếp ngay ngắn đón chờ.

 Tại các nhóm, đều có 1 người thực hiện nghi thức chỉ huy, trên ảnh là tiếng trống hiệu để đoàn di chuyển.

Tại các nhóm, đều có 1 người thực hiện nghi thức chỉ huy, trên ảnh là tiếng trống hiệu để đoàn di chuyển.

 Theo ông Nguyễn Hưng Huynh – PCT xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), hằng năm các thôn đều làm lễ “rước ông lợn” vào đêm ngày 13 tháng Giêng. Nhưng cứ 5 năm 1 lần chúng tôi sẽ tổ chức rước Thánh Thành hoàng làng vào ngày mùng 7 tháng Giêng; toàn xã có 11 thôn, sau khi làm lễ ở đình xong sẽ rước vào buổi sáng, đến chiều sẽ rước về.

Theo ông Nguyễn Hưng Huynh – PCT xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội), hằng năm các thôn đều làm lễ “rước ông lợn” vào đêm ngày 13 tháng Giêng. Nhưng cứ 5 năm 1 lần chúng tôi sẽ tổ chức rước Thánh Thành hoàng làng vào ngày mùng 7 tháng Giêng; toàn xã có 11 thôn, sau khi làm lễ ở đình xong sẽ rước vào buổi sáng, đến chiều sẽ rước về.

 Kiệu sẽ được các nam thanh niên trai tráng trong làng có độ tuổi từ 16-19 tuổi thực hiện rước.

Kiệu sẽ được các nam thanh niên trai tráng trong làng có độ tuổi từ 16-19 tuổi thực hiện rước.

 Chật kín người dân đứng 2 bên đường rước kiệu.

Chật kín người dân đứng 2 bên đường rước kiệu.

 Mọi người đều thành tâm, cầu nguyện bình an, may mắn.

Mọi người đều thành tâm, cầu nguyện bình an, may mắn.

 Có thể nói, lễ rước Thánh Thành hoàng làng 5 năm mới thực hiện 1 lần là lễ hội lớn nhất xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội).

Có thể nói, lễ rước Thánh Thành hoàng làng 5 năm mới thực hiện 1 lần là lễ hội lớn nhất xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội).

 Nhân dân trong xã ai cũng phấn khởi và háo hức bởi 5 năm rước một lần nên người dân mới có dịp “xin lộc” Thánh.

Nhân dân trong xã ai cũng phấn khởi và háo hức bởi 5 năm rước một lần nên người dân mới có dịp “xin lộc” Thánh.

 Rất đông người dân đi phía sau đoàn rước kiệu, mọi người đều cầu mong điều may mắn cho gia đình, làng xóm trong năm mới này.

Rất đông người dân đi phía sau đoàn rước kiệu, mọi người đều cầu mong điều may mắn cho gia đình, làng xóm trong năm mới này.

Quang Hùng

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/lang-la-phu-trai-chieu-hoa-dai-3km-ruoc-thanh-thanh-hoang-lang-di-qua-post332982.html
Zalo