Lan tỏa ý nghĩa Chỉ thị 30 trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Chỉ thị số 30 của Ban Bí thư về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thời gian qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân quan tâm hơn và đạt được một số kết quả bước đầu, song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Lan tỏa ý nghĩa Chỉ thị 30 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Lan tỏa ý nghĩa Chỉ thị 30 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe, an toàn và tính mạng của người tiêu dùng; suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước…

Trước thực trạng này, ngày 22/2/2019 Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 30 CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”.

Chỉ thị số 30 CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã cụ thể các giải pháp về bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng như:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; phát huy vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.,

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng; Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 30 CT/TW của Ban Bí thư, 5 năm qua Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ban cán sự đảng các Bộ, ban ngành, tỉnh ủy/thành ủy trên cả nước đã tổ chức phổ biến, quán triệt nghiêm túc, kịp thời lồng ghép quán triệt nội dung của Chỉ thị số 30 tới cán bộ, đảng viên, người lao động trong ngành, lĩnh vực quản lý của mình dưới nhiều hình thức..nhờ đó mà công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng được chú trọng, quyền của người tiêu dùng ngày càng được pháp luật bảo vệ nhiều hơn….

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 bổ sung một số quyền mới của người tiêu dùng trong xu hướng tiêu dùng mới.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 bổ sung một số quyền mới của người tiêu dùng trong xu hướng tiêu dùng mới.

Cụ thể: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW.

Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, bên cạnh hoạt động thường kỳ, năm 2022 Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã lập đoàn khảo sát triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại 02 Bộ và 08 địa phương trên cả nước.

Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Luật, đồng thời theo chức năng nhiệm vụ được giao đã đề nghị bổ sung điều khoản để thực hiện vai trò giám sát thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với cơ quan quản lý nhà nước trong đự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã chỉ đạo các tổ chức trực thuộc đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với công tác Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý: Trong 5 năm qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Ban, bộ ngành ở Trung ương và địa phương xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào ngày 20 tháng 6 năm 2023. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 với nhiều điểm mới, đột phát kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đối với công tác tuyên truyền, quán triệt và đôn đốc triển khai Chỉ thị 30: Trong 5 năm qua, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức phố biến, quán triệt nghiêm túc, kịp thời lồng ghép quán triệt nội dung của Chỉ thị số 30-CT/TW cho cán bộ, đảng viên, người lao động của Ban, lãnh đạo ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương tại các hội nghị triển khai nhiệm vụ chính trị của Ban, của ngành, nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm trong tham mưu, chỉ đạo công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các cuộc họp giao ban của ngành.

Nhờ chỉ đạo quyết liệt của Ban Tuyên giáo Trung ương, hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh trên trên các phương tiện thông tin đại chúng trên các phương tiện báo nói, báo hình, báo mạng, có nhiều chuyên trang, chuyên đề về bảo vệ người tiêu dùng được thiết lập đặc biệt ở Đài Truyền hình Việt Nam và Bộ Thông tin vàTruyền thông.

Cùng với công tác tuyên truyền, quán triệt, Ban Kinh tế Trung ương đã tích cực, thường xuyên đôn đốc các cơ quan, tổ chức triển khai các giải pháp của Chỉ thị.

Quán triệt tinh thần Chỉ thị 30 - CT/TW và Nghị quyết số 82/NQ-CP, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các nội dung một cách quyết liệt và hiệu quả, tạo được hiệu ứng và sự lan tỏa mạnh mẽ sâu rộng trong xã hội.

Đã có 45/54 Tỉnh ủy/ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW.

Qua 5 năm nghiêm túc triển khai Chỉ thị 30 CT/TW của Ban Bí thư, đến nay nhiều Bộ ngành trung ương, các tỉnh thành trên cả nước đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực làm lan tỏa tinh thần vì người tiêu dùng của Chỉ thị. Các Doanh nghiệp đã thay đổi nhận thức nhận thức về việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người dân cũng đã hiểu hơn và ý thức hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng.

Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian tới các bộ ban ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn nữa trong quá trình xây dựng hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như chuẩn bị cho hoạt động xây dựng hướng dẫn thực thi và các văn bản pháp luật có liên quan.

Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương cần ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để triển khai.

Đặc biệt đứng trước xu thế đổi mới, đất nước bước vào “Kỉ nguyên vươn mình của dân tộc” thì các chương trình hành động liên quan đến triển khai Chỉ thị số 30 đòi hỏi phải nhanh gọn, sáng tạo hơn, quyết liệt hơn để người dân là đối tượng được thụ hưởng những điều tốt đẹp nhất từ những chủ trường đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

Nguyễn Hoàng/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/lan-toa-y-nghia-chi-thi-30-trong-bao-ve-quyen-loi-cua-nguoi-tieu-dung-post1141893.vov
Zalo