Làn sóng sa thải lớn nhất đang diễn ra, một công ty tài chính cắt gần 90% nhân lực
Hơn 1.100 nhân viên đã lần lượt chia tay Công ty tài chính VietCredit, trong bối cảnh công ty này buộc phải cắt giảm nhân sự do thua lỗ. Ước tính số sa thải gần 90% nhân sự trong năm 2024.

Tài chính VietCredit cắt giảm 1.146 nhân viên trong bối cảnh kinh doanh kém khả quan
Theo báo cáo tài chính của Công ty tài chính VietCredit công bố mới đây, tính đến cuối năm 2024, VietCredit đã cắt giảm khoảng hơn 1.100 người, hiện chỉ chỉ còn khoảng 180 nhân viên làm việc. Như vậy, chỉ sau 1 năm do tình hình kinh doanh ngày càng kém, VietCredit đã phải cắt giảm tới hơn 86% nhân sự của mình, mặc dù lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực đòi hỏi nhân sự có trình độ và kinh nghiệm làm việc ở mức độ cao.
Tình hình tài chính khó khăn của VietCredit
Theo báo cáo tài chính quý IV/2024 của VietCredit, tình hình doanh thu của công ty đang ở tình trạng không mấy khả quan với mức đạt 1.069 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2023.
Theo đó, chi phí lãi và các khoản chi cả năm 2024 theo báo cáo tự lập của công ty cũng giảm 35%, từ mức 420 tỷ đồng quý IV/2023 về 312 tỷ đồng trong quý IV/2024.
Trong số các khoản, thua lỗ từ mảng mua - bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh, từ mức lỗ 8 tỷ đồng năm 2023 tăng lên gần 32 tỷ đồng năm 2024. Tổng cộng, các khoản lỗ sau thuế khoảng hơn 150 tỷ đồng, đây là mức lỗ cao nhất trong lịch sử hoạt động.
VietCredit tiền thân là Công ty tài chính cổ phần Xi Măng, được thành lập từ năm 2008, sau đó được đổi tên vào ngày 18/6/2018 do giấy phép được cấp đổi bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trở thành công ty tài chính hàng đầu Việt Nam với nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến với tên gọi mới là Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit Finance Company, gọi tắt là VietCredit) - - cái tên đồng hành cùng tôn chỉ mang đến giải pháp tài chính minh bạch, tin cậy và tận tâm phục vụ người tiêu dùng Việt.
VietCredit được cho là luôn không ngừng nỗ lực thực hiện sứ mệnh đáp ứng nhu cầu tín dụng thiết thực nhằm nâng cao giá trị cuộc sống cho cộng đồng xã hội.
Mặc dù bối cảnh thị trường tài chính có nhiều rủi ro chung, công ty cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thua lỗ. VietCredit đã chủ động đề ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn kế tiếp là nâng cao hiệu quả vai trò của quản trị và kiểm soát rủi ro trong quản trị tài chính cũng như những nỗ lực chủ động cho chiến lược tái cấu trúc tài chính lành mạnh.
Tập trung vào việc sử dụng công nghệ làm cơ sở phát triển, VietCredit định hình lại danh mục sản phẩm, hợp tác với đối tác e-commerce để triển khai sản phẩm cho vay số hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành tài chính.
Gần đây, tại các doanh nghiệp, xu hướng giảm người, tinh gọn bộ máy cũng được nhiều nhà quản trị sử dụng trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường.
Đặc biệt, trong năm 2024, làn sóng cắt giảm nhân sự diễn ra nhiều nhất ở các nhà băng lớn như Sacombank, BIDV hay ACB. Trong ngành bán lẻ, làn sóng cắt giảm mạnh nhất thuộc về MWG - Thế giới di động tới hơn 10 ngàn người trong 2 năm.
Việc sa thải bớt nhân sự giúp giảm áp lực vận hành cho công ty, trong bối cảnh khó khăn chung, các chi phí vận hành giảm bớt, tinh gọn các vị trí cũng giúp doanh nghiệp thoát cơn "hiểm nghèo".