Làm thế nào để đối phó với người yêu kiểu 'bị động tấn công'

Trong cuộc sống những người sống theo kiểu này nhiều lắm, bản thân chúng ta đôi khi cũng dùng cách 'bị động tấn công' lúc nào không hay.

Những biểu hiện của bị động tấn công

Bị động tấn công không chỉ xuất hiện trong mối quan hệ thân mật, công việc, mà khi kết bạn, bạn cũng gặp phải kiểu người này. Thông thường ngoài mặt họ sẽ đồng ý với bạn, làm hài lòng bạn nhưng khi bắt tay vào việc sẽ dùng một số lỗi cỏn con chọc giận bạn.

Người đồng nghiệp đã hứa hẹn sẽ phối hợp làm việc với bạn đột nhiên lại làm hỏng việc, người bạn hứa hẹn sẽ tới tụ tập đúng giờ thì muộn hết lần này tới lần khác, đã vậy trong buổi tụ tập lúc nào cũng hậm hực không vui... Khi gặp những tình huống thế này bạn chỉ có thể tự tức giận, bởi những người thuộc kiểu bị động tấn công không mắc lỗi gì cả, chuyện nào cũng không đến mức khiến người khác nổi trận lôi đình nhưng xảy ra liên tục như vậy nếu bạn nổi cáu vì chuyện đó thì khác nào bạn đang tính toán so đo với họ.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock.

Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock.

Bạn thân của tôi nổi cáu vì chồng mình nhiều lần quên đổ xăng, nhưng chồng cô ấy chỉ trả lời bâng quơ: “Có phải anh cố ý đâu, chuyện cỏn con thế này em cũng nổi giận chắc?” Bạn thấy không, ở bên cạnh kiểu người bị động tấn công ngoài mặt thì bình yên vô sự nhưng trên thực tế lại khiến chúng ta khó mà chấp nhận được.

Trong cuộc sống những người sống theo kiểu này nhiều lắm, bản thân chúng ta đôi khi cũng dùng cách “bị động tấn công” lúc nào không hay, có lúc ngoài miệng thì đồng ý nhưng sau lưng lại dùng dằng, lãng quên, tìm cớ để xoa dịu, thậm chí sau cùng còn phẩy tay không làm.

Bị động tấn công không hẳn là sai lầm, bởi đằng sau đó cũng có những nỗi khổ tâm. Bởi vì quyền nổi giận bị tước bỏ, người thuộc kiểu bị động tấn công chỉ có thể kiềm chế và che giấu đi cơn giận, dần dần biến thành kiểu người không biết cách thể hiện cảm xúc giận dữ, nhưng lại không thể để nội tâm mất cân bằng được, cho nên họ dùng cách khác để xả giận. Đây là một kiểu tự bảo vệ, nhưng quả thực không phải là cách giải quyết lành mạnh và tích cực.

Chấm dứt và đối phó với bị động tấn công

Nếu bạn là người thuộc kiểu bị động tấn công, trước tiên bạn phải cảm nhận được sự tồn tại của nó, học cách bày tỏ cảm xúc thật tích cực. Phần lớn người trưởng thành thuộc kiểu bị động tấn công được copy từ kinh nghiệm thời thơ ấu, là một kiểu phản chiếu tình cảm. Bạn của hiện tại không thể nào cứ ở thế yếu trong mối quan hệ đôi bên được, bạn không còn là đứa trẻ chưa biết suy nghĩ độc lập, cần dựa dẫm vào cha mẹ được, vì vậy bạn có quyền bày tỏ cảm xúc của mình và có khả năng đáp lại cơn giận dữ của đối phương.

Kiểu hồi đáp này không giống như dùng những lời lẽ xấu xí tấn công đối phương, mà dùng thái độ bình thản để nói ra cảm nhận, cách nghĩ và thái độ của bạn. Bị động tấn công thực ra là biến thể của “tự tấn công”, cảm xúc giận dữ trước khi được phát tiết đã làm tổn thương tới bản thân người thuộc kiểu bị động tấn công rồi, sau đó mới chuyển sang tấn công bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn không bộc lộ cơn giận một cách chính diện thì chính là đang làm tổn thương tới mình đấy.

Nếu bạn gặp người thuộc kiểu bị động tấn công, nhưng đối phương lại là cha mẹ, bạn bè, bạn đời của bạn, vậy thì có vài cách ứng phó dưới đây để bạn tham khảo:

Tự kiểm tra

Tiến hành bị động tấn công cần chạm tới tình cảnh và đối tượng của nó. Có thể là trong quá trình tiếp xúc bạn đã mang tới quá nhiều áp lực cho đối phương: Ví dụ quá kiểm soát, trách móc, khắt khe quá, phải tự kiểm tra lại mối quan hệ này, để xem có phải bạn đã đưa ra một số yêu cầu bất hợp lý hay không, thái độ có quá đáng, nhiều lần làm tổn thương tới đối phương hay không.

Chủ động phá vỡ tuần hoàn ác tính

Giận dữ - bị động tấn công - giận dữ là một mô hình tiếp xúc nhiều khả năng xuất hiện nhất trong mối quan hệ giữa người với người, mô hình tiếp xúc này chỉ khiến cho cơn giận của hai người xuất hiện trên người đối phương mà thôi, nhưng từ đầu đến cuối không thể nào tan biến. Vì vậy, cần phải cho đối phương cơ hội giải tỏa cảm xúc chính diện, động viên đối phương thẳng thắn bày tỏ cảm nhận và suy nghĩ của họ, có như vậy mới có thể phá vỡ vòng tuần hoàn này, để cơn giận của đôi bên đều được giải thoát.

Xây dựng biên giới và đặt ra hậu quả

Những tổn thương mà bị động tấn công gây ra không thể coi thường được, vì vậy phải nói cho người thuộc kiểu bị động tấn công biết giới hạn của bạn là gì. Cũng phải hiểu rõ là cho dù là những chuyện cỏn con không trọng lượng nhưng người thuộc kiểu bị động tấn công cũng sẽ gây ra hậu quả niềm tin thậm chí còn phá hoại quan hệ đôi bên, đây là sự trói buộc nghiêm trọng.

Nhà tâm lý học người Mỹ Thomas Moore nói: “Tốt nhất chỉ nên kết bạn với những người giận dữ ngoài mặt.” Mặc dù giận dữ ngoài mặt sẽ khiến không khí căng thẳng nhất thời nhưng trên thực tế nó đang trực tiếp hóa giải cảm xúc và xung đột, những người tưởng như tốt tính không biết giận dữ kia luôn không thân thiện như bạn nghĩ, rất có thể họ sẽ dùng cách bị động để công kích lại bạn.

Đại Tướng Quân Quách/Bách Việt Books – NXB Phụ Nữ Việt Nam

Nguồn Znews: https://znews.vn/lam-the-nao-de-doi-pho-voi-nguoi-yeu-kieu-bi-dong-tan-cong-post1520574.html
Zalo