Làm gì để bắt nhịp lại công việc sau thời gian dài nghỉ Tết?

Sau thời gian dài nghỉ Tết nhiều người thường uể oải, trì trệ công việc. Dưới đây là cách để bắt nhịp lại công việc sau thời gian dài nghỉ Tết

Làm gì để bắt nhịp lại công việc sau thời gian dài nghỉ Tết?

Năm nay nghỉ Tết lên đến 9 ngày, đây là khoảng thời gian chúng ta dành nhiều thời gian bên gia đình, nghỉ ngơi, tụ tập bạn bé... Nhiều người dường như hoàn toàn quên đi công việc để tận hưởng thời gian thảnh thơi này nên khi quay lại lịch sinh hoạt và làm việc thường nhật, họ sẽ không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, trì trệ. Vậy làm thế nào để bạn có thể thoát khỏi dư âm của những ngày nghỉ thoải mái và bắt nhịp với công việc hiệu quả?

Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn tránh khỏi sự trì trệ trong chuỗi ngày dài nghỉ Tết và để nhanh chóng nhập cuộc với lịch trình làm việc một cách chủ động, ngập tràn năng lượng....

Lên kế hoạch trước kỳ nghỉ và quay trở lại với công việc sớm hơn

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào kỳ nghỉ sẽ giúp bạn có sự chủ động và giảm thiểu cảm giác nặng nề khi kỳ nghỉ kết thúc. Vào ngày cuối cùng của kỳ nghỉ, thay vì tranh thủ vui chơi nốt, bạn nên dành thời gian để xem xét lại các công việc còn dang dở và những kế hoạch cho thời gian sắp tới.

Những người làm việc hiệu quả biết rằng, không có khoảng thời gian nào để bắt đầu các công việc cần làm của bạn tốt hơn là bắt tay vào công việc ngay từ ngày đầu tiên bạn quay lại từ kỳ nghỉ lễ dài.

Lên kế hoạch trước, đi làm sớm hơn ... là những việc rất cần làm để nhanh chóng bắt nhịp công việc sau thời gian dài nghỉ Tết.

Lên kế hoạch trước, đi làm sớm hơn ... là những việc rất cần làm để nhanh chóng bắt nhịp công việc sau thời gian dài nghỉ Tết.

Chuyển sang chế độ làm việc

Theo nhà tâm lý học Jeroen Nawijn, cần chuẩn bị trước lộ trình điều chỉnh nhịp sống từ giai đoạn nghỉ ngơi dài ngày sang giai đoạn làm việc.

Ở giữa hai giai đoạn này cần có một khoảng trống chuyển tiếp, có thể chỉ là một ngày, nửa ngày, hoặc nhiều hơn. Không nên tận hưởng thả ga kỳ nghỉ cho đến buổi tối cuối cùng rồi lập tức bật chế độ đi làm hôm sau.

Một lưu ý khác, nên tự cho bạn những khoảng thư giãn ngắn trong một ngày làm việc. Có thể tận dụng để đi đi lại lại cho giãn gân cốt hoặc thực hành thở sâu. Tập thể dục sau giờ làm việc trong những ngày đầu sau kỳ nghỉ cũng có thể giúp giải tỏa áp lực và lấy lại sự tập trung.

Thêm một lưu ý, nếu cảm thấy không ổn, hãy thẳng thắn nói trước với sếp rằng bạn cần thời gian để trở lại guồng máy công việc như trước.

Khôi phục thói quenluyện tập và nghỉ ngơi

Sau kì nghỉ dài, những thói quen hàng ngày của bạn ít nhiều bị thay đổi. Cơ thể cũng có thể vì ăn uống và đi lại nhiều mà thay đổi. Vì vậy, bạn cần phải quay lại với thói quen luyện tập thể dục – thể thao. Đồng thời, khôi phục giờ giấc nghỉ ngơi và sinh hoạt như cũ để giúp bạn thúc đẩy nhanh chóng quá trình điều chỉnh lại nhịp sống sau kỳ nghỉ lễ.

Đi làm sớm hơn

Bên cạnh việc giúp tránh việc đến trễ vì kẹt xe hay các sự cố khác thì đến văn phòng sớm sẽ giúp bạn có được khoảng thời gian thoải mái tại văn phòng. Bạn có thể thưởng thức một ly cà phê, dọn dẹp lại bàn làm việc hoặc trò chuyện cùng đồng nghiệp, tạo tinh thần sảng khoái để bắt đầu công việc.

Kết nối lại với đồng nghiệp, đối tác

Sau chuỗi ngày nghỉ dài, bạn nên trò chuyện với sếp và các đồng nghiệp để chia sẻ cảm xúc trong kỳ nghỉ lễ và kết nối lại công việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy giữ cho các câu chuyện ngắn gọn và thoải mái. Đừng dành cả ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ cho việc "tám chuyện".

Bên cạnh đó, bạn cũng nên gửi lới nhắn cho đối tác hoặc khách hàng trong ngày đầu tiên hậu nghỉ lễ. Điều này giúp các đối tác biết rằng bạn đã quay trở lại và sẵn sàng với công việc bất cứ lúc nào. Đó là một cử chỉ đơn giản khi làm dịch vụ nhưng sẽ để lại ấn tượng sâu sắc với khách hàng.

Hoàng Sơn

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/lam-gi-de-bat-nhip-lai-cong-viec-sau-thoi-gian-dai-nghi-tet-d204325.html
Zalo