Lâm Đồng: Nỗ lực giảm tai nạn, xây dựng văn hóa giao thông năm 2025

Hành trình giảm thiểu tai nạn giao thông là nhiệm vụ lâu dài, cần sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và ý thức cộng đồng. Để duy trì và nâng cao những kết quả đã đạt được, tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng sẽ xây dựng được một môi trường giao thông an toàn, văn minh trong năm 2025.

Tỉnh Lâm Đồng định kỳ hàng Quý tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo

Tỉnh Lâm Đồng định kỳ hàng Quý tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo

Số vụ TNGTgiảm nhưng còn nhiều thách thức

Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục triển khai các biện pháp đồng bộ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh ghi nhận 479 vụ tai nạn giao thông (TNGT), giảm 8 vụ so với năm 2023, tương đương mức giảm 1,64%. Đặc biệt, số người tử vong do TNGT giảm mạnh, với 186 trường hợp, giảm tới 30,86% so với năm trước. Đây là kết quả đáng khích lệ, phản ánh những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trong tỉnh. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn đó khi mà số người bị thương do TNGT lại tăng 46,18%, từ 275 (năm 2023) lên 402 (năm 2024) trường hợp. TNGT do sử dụng rượu bia và vi phạm tốc độ vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trước dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, năm 2024.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trước dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, năm 2024.

Quốc lộ vẫn là "điểm nóng" về tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất trên các tuyến quốc lộ, chiếm 40,5% tổng số vụ. Trong đó, Quốc lộ 20 là tuyến đường ghi nhận nhiều vụ tai nạn nhất, với 135 vụ, làm 54 người chết và 104 người bị thương. So với năm 2023, số vụ và số người chết trên tuyến đường này giảm lần lượt 6,25% và 34,93%.

Xếp sau đó là các tuyến nội thị chiếm 29,2% tổng số vụ tai nạn, trong khi các tuyến nông thôn chiếm 19,6%. Đáng nói, trong 11 địa phương của tỉnh Lâm Đồng, TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc, và huyện Đức Trọng ghi nhận số vụ tai nạn cao nhất, vẫn là những điểm nóng về giao thông với mật độ phương tiện lớn và áp lực từ hoạt động du lịch. Ngược lại, huyện Lạc Dương là điểm sáng khi giảm được cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, TNGT tập trung cao nhất trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 24 giờ đêm, chiếm 74,5% (trong đó, khung giờ từ 12 giờ đến 18 giờ chiếm tỷ lệ 33%; còn từ 18 giờ đến 24 giờ chiếm 41,5%). Đây là thời điểm lưu lượng giao thông tăng cao, kèm theo yếu tố chủ quan của người điều khiển phương tiện, như mệt mỏi hoặc sử dụng rượu bia, xe mô tô là phương tiện gây tai nạn nhiều nhất, với 330 vụ, chiếm 68,9% tổng số vụ. Tiếp đến là ô tô với 143 vụ, bao gồm 47 vụ do ô tô con, 66 vụ do xe tải, 22 vụ do xe khách và 8 vụ do xe container. Còn nhóm đối tượng gây tai nạn nhiều nhất là trong độ tuổi từ 27 đến 55, chiếm 58,5% tổng số vụ. Đây chủ yếu là lao động tự do, lái xe chuyên nghiệp, nông dân và người làm nghề tự do.

Trong năm qua, TNGT liên quan đến học sinh xảy ra 42 vụ, làm 12 em thiệt mạng và 24 em bị thương. Trong khi đó, các vụ tai nạn liên quan đến người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia chiếm 70 vụ, gây ra 22 trường hợp tử vong và 61 trường hợp bị thương. Với 42 vụ TNGT liên quan đến học sinh, rõ ràng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa nhà trường, gia đình và cơ quan chức năng, việc giáo dục ý thức giao thông cần được đẩy mạnh từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông.

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trước dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, năm 2024

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trước dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, năm 2024

Mặc dù tai nạn liên quan đến sử dụng rượu bia đã giảm nhẹ, các vụ tai nạn này vẫn chiếm 14,6% tổng số vụ. Điều này cho thấy cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp xử lý vi phạm nồng độ cồn, đặc biệt trong các dịp lễ Tết và các khung giờ từ 18h đến 24h.

Ngoài ra, vi phạm tốc độ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến 15% các vụ tai nạn. Tốc độ cao khiến khả năng phản ứng kém đi, đặc biệt trên các đoạn đường quanh co hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.

Hành vi vi phạm của người tham gia giao thông dẫn đến TNGT phần lớn xuất phát từ lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện như không chú ý quan sát: 145 vụ, chiếm 30,3%, cho thấy ý thức về an toàn của người tham gia giao thông vẫn còn thấp. Điều này đặc biệt phổ biến trên các tuyến quốc lộ đông đúc hoặc tại các giao lộ nội thị không có đèn tín hiệu. Đi không đúng phần đường, làn đường: 74 vụ, chiếm 15,4%, chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường nông thôn và khu vực nội thị có không gian hạn chế. Chuyển hướng sai quy định: 37 vụ, thường xảy ra tại các khu vực không có vạch chỉ dẫn rõ ràng hoặc thiếu biển báo hướng dẫn.

Mặc dù tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư nâng cấp nhiều tuyến đường trọng điểm, nhưng tình trạng hạ tầng xuống cấp tại một số khu vực vẫn ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Các tuyến đường nông thôn, đặc biệt ở các huyện vùng sâu vùng xa, còn hạn chế về mặt kỹ thuật, thiếu hệ thống biển báo và đèn chiếu sáng.

Với những hành động quyết liệt và đồng bộtrong năm 2024, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức người tham gia giao thông. Đáng chú ý, hơn 400.000 người đã được tiếp cận các chương trình tuyên truyền an toàn giao thông trực tiếp và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ riêng tại các trường học, 421 buổi tuyên truyền trực tiếp đã được tổ chức, với sự tham gia của hơn 266.000 học sinh và giáo viên. Đồng thời, Ban ATGT tỉnh cũng phát 48.214 tờ rơi, 3.000 poster và xây dựng 489 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" tại các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh. Lực lượng CSGT toàn tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hơn 82.000 trường hợp vi phạm giao thông trong năm qua, với tổng số tiền phạt lên đến 112 tỷ đồng. Đặc biệt, vi phạm nồng độ cồn và tốc độ là hai nhóm lỗi được tập trung xử lý mạnh mẽ.

Theo thống kê, hơn 8.900 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử phạt, tăng 16% so với năm 2023. Các trường hợp vi phạm tốc độ cũng lên tới hơn 23.400 trường hợp, tăng 15,68%. Ngoài ra, hơn 10.800 giấy phép lái xe đã bị tước quyền sử dụng. Các chiến dịch kiểm tra, xử lý vi phạm được triển khai quyết liệt vào các dịp cao điểm như Lễ 30/4, Tết Nguyên đán và các tháng du lịch hè. Ngoài những hành động cụ thể trên, UBND tỉnh Lâm Đồng còn ban hành hơn 20 văn bản chỉ đạo, từ các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông đến tăng cường quản lý vận tải. Các chiến dịch kiểm tra, xử lý vi phạm được triển khai quyết liệt, đặc biệt trong các dịp lễ lớn và mùa du lịch cao điểm. Ban An toàn Giao thông tỉnh cũng phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổ chức định kỳ hội nghị sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá tình hình, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Bên cạnh các biện pháp xử lý công tác cải thiện hạ tầng giao thông được tỉnh Lâm Đồng chú trọng trong năm 2024, nhiều dự án lớn đã được hoàn thành, như nâng cấp đèo Prenn và các cầu hẹp trên Quốc lộ 20. Đường gom cao tốc Liên Khương – chân đèo Prenn cũng đã được hoàn thiện, giúp cải thiện đáng kể lưu thông tại khu vực. Ngoài ra, hai dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm nay, mở ra triển vọng phát triển kinh tế và giảm tải giao thông cho khu vực.

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân tử vong do TNGT

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân tử vong do TNGT

Tăng cường xâydựng văn hóa giao thông cho năm 2025

Để duy trì và nâng cao những kết quả đã đạt được, Năm 2025 tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu giảm sâu hơn nữa số vụ TNGT trong năm 2025 với các giải pháp trọng tâm bao gồm: Từ quý II năm 2025, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, với trọng tâm là tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Lực lượng CSGT sẽ tổ chức các chiến dịch kiểm tra vi phạm nồng độ cồn vào buổi tối tại các tuyến đường nội thị và quốc lộ. Đồng thời, các trạm cân di động được duy trì để xử lý tình trạng chở quá tải. Ngoài ra, hệ thống camera phạt nguội sẽ được mở rộng lắp đặt tại các tuyến đường lớn, góp phần phát hiện và xử lý vi phạm tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, và vượt đèn đỏ. Theo Ban An toàn Giao thông tỉnh, các đợt tuần tra phối hợp giữa cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông sẽ được thực hiện trên diện rộng, đặc biệt tại các điểm đen giao thông như Quốc lộ 20 và đèo Bảo Lộc. Năm 2025 với mục tiêu tiếp cận ít nhất 1 triệu người dân thông qua các chương trình tuyên truyền an toàn giao thông trong năm nay. Các nội dung tuyên truyền sẽ được phát trên các kênh truyền thông như Facebook, Zalo và TikTok, với hình thức sáng tạo để thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Tại các trường học, tỉnh sẽ tổ chức thêm hàng trăm buổi tuyên truyền trực tiếp và phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật giao thông, như "Học sinh với an toàn giao thông". Song song đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng phát động phong trào "Văn hóa giao thông" tại các khu dân cư, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Năm 2025 công tác hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư mạnh mẽĐể giảm tải cho các tuyến đường chính, tỉnh sẽ khởi công xây dựng tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc trong quý II, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Các tuyến đường nông thôn cũng sẽ được mở rộng, bổ sung biển báo và nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng.

Bên cạnh đó, thành phố Đà Lạt sẽ triển khai thí điểm hệ thống đèn tín hiệu giao thông thông minh tại các ngã tư lớn, tích hợp công nghệ nhận diện phương tiện vi phạm để hỗ trợ xử phạt nhanh chóng và hiệu quả.

Để đạt được mục tiêu giảm mạnh năm 2025 các cơ quan chức năng tỉnh cam kết phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác quản lý và điều hành giao thông. UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng huyện, thành phố về việc kéo giảm tai nạn giao thông ít nhất 5% trong năm 2025.

Với những nỗ lực đồng bộ từ hạ tầng đến công tác tuyên truyền và xử lý vi phạm, tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm sâu các chỉ số về tai nạn giao thông trong thời gian tới. Các dự án giao thông thông minh và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đang được triển khai sẽ là bước đệm để Lâm Đồng trở thành điểm sáng về an toàn giao thông tại khu vực Tây Nguyên.

Văn Hùng

Nguồn GTVT: https://tapchigiaothong.vn/lam-dong-no-luc-giam-tai-nan-xay-dung-van-hoa-giao-thong-nam-2025-183241224191921641.htm
Zalo