Huyện Lạc Thủy thiệt hại trên 100 ha lúa và hoa màu do mưa bão

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, từ chiều 6/9 đến 18h ngày 7/9, do ảnh hưởng của mưa bão, một số diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn bị đổ (thiệt hại từ 30 - 50%), đang trong thời kỳ thu hoạch, trong đó, lúa bị đổ gẫy khoảng 118 ha. Không có thiệt hại về nhà cửa, công trình giao thông và công trình thủy lợi.

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thủy, từ chiều 6/9 đến 18h ngày 7/9, do ảnh hưởng của mưa bão, một số diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn bị đổ (thiệt hại từ 30 - 50%), đang trong thời kỳ thu hoạch, trong đó, lúa bị đổ gẫy khoảng 118 ha. Không có thiệt hại về nhà cửa, công trình giao thông và công trình thủy lợi.

Do ảnh hưởng mưa bão, diện tích lúa ở thôn Bột, xã Phú Thành, Lạc Thủy bị gãy đổ.

Do ảnh hưởng mưa bão, diện tích lúa ở thôn Bột, xã Phú Thành, Lạc Thủy bị gãy đổ.

Công an thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy dọn cây đổ do mưa bão tại khu Đoàn Kết.

Công an thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy dọn cây đổ do mưa bão tại khu Đoàn Kết.

Qua rà soát các hộ có nguy cơ bị sạt lở, ngập úng đã di dời 86 hộ đến nơi an toàn (nhà người thân), trong đó, xã Phú Thành 40 hộ; xã Đồng Tâm 04 hộ, xã An Bình 38 hộ, Yên Bồng 04 hộ. Hiện, còn 39 hộ (thị trấn Ba Hàng Đồi 03 hộ, xã An Bình 01 hộ, Yên Bồng 35 hộ) đang tuyên truyền cần phải di dời.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện thường xuyên xuống địa bàn kiểm tra, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, các bản tin dự báo, cảnh báo của các cơ quan chuyên môn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về tình hình thời tiết tại địa phương, kịp thời hướng dẫn, thông tin đến chính quyền các xã, phường, thị trấn, người dân…để chủ động các biện pháp phòng, tránh hiệu quả. Rà soát, kịp thời phát hiện, chủ động sơ tán, di dời người và phương tiện, tài sản ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, đặc biệt là tại khu vực nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, khu vực ngập sâu, ven sông, suối. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra.

Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan. Chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ” để ứng phó với mọi tình huống; rà soát, kiểm tra, đảm bảo an toàn đối với các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản, hệ thống lưới điện không để xảy ra sự cố gây thiệt hại về người khi có mưa lớn.

Đinh Thắng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/193135/huyen-lac-thuy-thiet-hai-tren-100-ha-lua-va-hoa-mau-do-mua-bao.htm
Zalo