Kỳ vọng bước ngoặt về tài chính khí hậu ở COP29
Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) sẽ diễn ra tại Baku, Azerbaijan. Mục tiêu chính của hội nghị lần này là thống nhất về số tiền cần dành ra hằng năm để giúp các quốc gia đang phát triển ứng phó với các vấn đề liên quan đến khí hậu.
COP29 được ví là "COP tài chính khí hậu". Các quốc gia được kỳ vọng sẽ thay thế cam kết dành 100 tỷ USD/năm cho các nước đang phát triển mà các bên đã nhất trí tại Hội nghị diễn ra tại Copenhagen (Đan Mạch) vào năm 2009. Mục tiêu mới mang tên Mục tiêu định lượng chung mới về tài chính khí hậu sẽ được thảo luận tại COP29 và dự kiến có hiệu lực từ năm 2025. Đây cũng là lần đầu tiên sau 15 năm, các quốc gia sẽ cùng đánh giá lại số tiền cũng như loại hình tài chính mà các nước đang phát triển nhận được để chi trả cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh tài chính khí hậu, một vấn đề cũng nhận được sự quan tâm là cam kết chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch – kết quả quan trọng đã đạt được tại COP28.
Tại Baku, các quốc gia sẽ tiếp tục thảo luận về tiến độ thực hiện cam kết kể trên, trong bối cảnh trái đất vẫn đang nóng lên từng ngày. Các quốc gia đã nhất trí trong Thỏa thuận Paris năm 2015 về việc cố gắng ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C để tránh xảy ra những hậu quả tồi tệ nhất. Tuy nhiên, hiện nay, thế giới vẫn chưa đạt được mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!