Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024): Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch nước
Chiều 26/8, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về kết quả kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về công tác nhân sự, theo Nghị quyết của Trung ương, tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch nước.
Dự họp báo có Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải.
Tại họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về công tác nhân sự, theo Nghị quyết của Trung ương, tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội sẽ kiện toàn chức danh Chủ tịch nước.
Đối với chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bùi Văn Cường cho biết, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn sẽ tiếp tục kiêm nhiệm cho đến khi Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm của Chính phủ.
Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải thông tin, theo dự kiến của Ban Chấp hành trung ương, từ nay đến hết năm 2024, sẽ tập trung kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao và cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh, đối ngoại; chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
“Việc kiện toàn nhân sự bảo đảm cho hệ thống chính trị hoàn thiện hơn, đoàn kết hơn, nhịp nhàng hơn, mạnh hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn, tốt hơn cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; tăng cường gắn bó với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước”, bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, công tác cán bộ hiện nay được bố trí “có lên, có xuống, có vào, có ra”, theo yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu công tác và năng lực hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân cụ thể.
“Việc Quốc hội phê chuẩn 3 Phó Thủ tướng, 2 Bộ trưởng tại kỳ họp bất thường lần thứ 8 cũng nhằm đạt được mục đích nêu trên”, bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Trước đó, trong buổi sáng 26/18, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự thảo Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau:
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung số lượng Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV: Có 435 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 90.25% tổng số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)); có 434 đại biểu tán thành (bằng 90.04% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội miễn nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Hòa Bình: Có 427 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 88.59% tổng số ĐBQH); có 425 đại biểu tán thành (bằng 88.17% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội miễn nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Trí: Có 428 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 88.80% tổng số ĐBQH); có 427 đại biểu tán thành (bằng 88.59% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Lưu Quang: Có 440 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91.29% tổng số ĐBQH); có 439 đại biểu tán thành (bằng 91.08% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Khái: Có 435 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 90.25% tổng số ĐBQH); có 434 đại biểu tán thành (bằng 90.04% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Thành Long: Có 434 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 90.04% tổng số ĐBQH); có 433 đại biểu tán thành (bằng 89.83% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Đặng Quốc Khánh: Có 436 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 90.46% tổng số ĐBQH); có 435 đại biểu tán thành (bằng 90.25% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Thanh Vân: Có 434 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 90.04% tổng số ĐBQH); có 433 đại biểu tán thành (bằng 89.83% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Buổi chiều 26/8, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở Đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến về Danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 và Danh sách đề cử để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội biểu quyết thông qua: Danh sách để bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: Có 434 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 90.23% tổng số ĐBQH); có 434 đại biểu tán thành (bằng 90.23% tổng số ĐBQH); Danh sách để bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: Có 430 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 89.40% tổng số ĐBQH); có 429 đại biểu tán thành (bằng 89.19% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.21 % tổng số ĐBQH).
Quốc hội tiến hành bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 và phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Trí. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: Có 438 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91.06% tổng số ĐBQH); có 438 đại biểu tán thành (bằng 91.06% tổng số ĐBQH).
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 Lê Minh Trí tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 và phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021- 2026.
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua các dự thảo Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau:
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Tiến: Có 439 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91.27% tổng số ĐBQH); có 439 đại biểu tán thành (bằng 91.% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn: Có 432 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 89.81% tổng số ĐBQH); có 432 đại biểu tán thành (bằng 89.81% tổng số ĐBQH).
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông Đỗ Đức Duy, Nguyễn Hải Ninh: Có 426 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 88.57% tổng số ĐBQH); có 426 đại biểu tán thành (bằng 88.57% tổng số ĐBQH).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó nhấn mạnh, sau một ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra; công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng cảm ơn sự lãnh đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trực tiếp là Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Kỳ họp. Quốc hội đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức hữu quan. Trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận dân chủ, quyết nghị công tác nhân sự đạt sự đồng thuận, thống nhất cao, góp phần vào thành công của Kỳ họp.