Kỳ công nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Thái

Đối với phụ nữ dân tộc Thái, việc dệt thổ cẩm chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của họ. Đây là thước đo để đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ, giỏi giang của một người con gái Thái trước khi về nhà chồng. Ngày nay, họ còn coi đây là một nghề để kiếm thêm thu nhập, nuôi con cái học hành và trang trải cuộc sống gia đình.

 Phụ nữ dân tộc Thái ở xã Xuân Lẹ (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) dệt thổ cẩm

Phụ nữ dân tộc Thái ở xã Xuân Lẹ (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) dệt thổ cẩm

Đến với các bản làng của đồng bào dân tộc Thái ở các huyện miền Tây Thanh Hóa, cùng với nếp nhà sàn được lợp bằng lá cọ, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Thái miệt mài ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm.

Đến với các bản làng của đồng bào dân tộc Thái ở các huyện miền Tây Thanh Hóa, cùng với nếp nhà sàn được lợp bằng lá cọ, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Thái miệt mài ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm.

Theo như các cụ cao niên trong bản chia sẻ, nghề dệt thổ cẩm của người Thái đã có từ rất lâu đời. Với quan niệm truyền thống của người Thái là “Nhinh hụ dệt phai, Chai hụ san hẻ, nhinh na (có nghĩa là: gái biết dệt vải, trai biết đan chài, bắn nỏ), nên việc dệt cổ cẩm được coi như là thiên chức của người phụ nữ Thái.

Theo như các cụ cao niên trong bản chia sẻ, nghề dệt thổ cẩm của người Thái đã có từ rất lâu đời. Với quan niệm truyền thống của người Thái là “Nhinh hụ dệt phai, Chai hụ san hẻ, nhinh na (có nghĩa là: gái biết dệt vải, trai biết đan chài, bắn nỏ), nên việc dệt cổ cẩm được coi như là thiên chức của người phụ nữ Thái.

Do vậy, ngay từ thuở lên 6, lên 7, các cô bé Thái đã được các bà, các mẹ chỉ bảo, làm quen với việc nhặt bông, se sợi và lớn hơn một chút thì bắt đầu làm quen với việc dệt vải. Theo quan niệm của người Thái, cô gái giỏi thêu thùa và có kỹ thuật dệt tinh xảo sẽ được đánh giá là người phụ nữ giỏi giang và được nhiều chàng trai để mắt tới. Trước khi người con gái về làm dâu, họ phải tự tay mình dệt cho bố mẹ chồng những bộ trang phục mới để thể hiện tấm lòng của mình. Không chỉ có thế, họ còn phải chuẩn bị cho phòng tân hôn của mình những bộ chăn, ga, gối, đệm để thể hiện rằng bắt đầu từ đây đôi bàn tay kia sẽ chăm lo, vun vén chu đáo cho hạnh phúc gia đình.

Do vậy, ngay từ thuở lên 6, lên 7, các cô bé Thái đã được các bà, các mẹ chỉ bảo, làm quen với việc nhặt bông, se sợi và lớn hơn một chút thì bắt đầu làm quen với việc dệt vải. Theo quan niệm của người Thái, cô gái giỏi thêu thùa và có kỹ thuật dệt tinh xảo sẽ được đánh giá là người phụ nữ giỏi giang và được nhiều chàng trai để mắt tới. Trước khi người con gái về làm dâu, họ phải tự tay mình dệt cho bố mẹ chồng những bộ trang phục mới để thể hiện tấm lòng của mình. Không chỉ có thế, họ còn phải chuẩn bị cho phòng tân hôn của mình những bộ chăn, ga, gối, đệm để thể hiện rằng bắt đầu từ đây đôi bàn tay kia sẽ chăm lo, vun vén chu đáo cho hạnh phúc gia đình.

Để có được những gam màu chủ đạo, phụ nữ Thái thường nhuộm vải theo cách truyền thống bằng màu của các loại cây rừng. Mỗi màu sắc kết hợp với nhau để dệt nên tấm thổ cẩm đều thể hiện sự tinh túy của đất trời. Màu đen cho đất, màu xanh cho trời, màu vàng biểu hiện cho sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, màu đỏ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người.

Để có được những gam màu chủ đạo, phụ nữ Thái thường nhuộm vải theo cách truyền thống bằng màu của các loại cây rừng. Mỗi màu sắc kết hợp với nhau để dệt nên tấm thổ cẩm đều thể hiện sự tinh túy của đất trời. Màu đen cho đất, màu xanh cho trời, màu vàng biểu hiện cho sự kết hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, màu đỏ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người.

Đối với trang phục của người phụ nữ Thái, hoa văn được thể hiện đậm nét nhất thông qua những đường chỉ uốn lượn trên chiếc cạp váy hoặc chân váy. Thông thường hoa văn được ưa chuộng nhất là con hươu, con nai, con chim phượng hoặc con rồng quấn đuôi.

Đối với trang phục của người phụ nữ Thái, hoa văn được thể hiện đậm nét nhất thông qua những đường chỉ uốn lượn trên chiếc cạp váy hoặc chân váy. Thông thường hoa văn được ưa chuộng nhất là con hươu, con nai, con chim phượng hoặc con rồng quấn đuôi.

Họ chọn những con vật này vì nó rất gần gũi với cảnh sắc nơi núi đồi, ruộng nương. Ngoài những con vật này, hoa văn có thể biến tấu theo sở thích của từng người, có thể hoa văn là hình quả trám, hình ca rô hay hình người cưỡi ngựa...

Họ chọn những con vật này vì nó rất gần gũi với cảnh sắc nơi núi đồi, ruộng nương. Ngoài những con vật này, hoa văn có thể biến tấu theo sở thích của từng người, có thể hoa văn là hình quả trám, hình ca rô hay hình người cưỡi ngựa...

Để tạo ra được những đường nét thẩm mỹ nổi trên bề mặt cạp váy của người phụ nữ, bắt buộc phải dùng lụa tơ tằm. Hoa văn bằng lụa tơ tằm vừa thể hiện cho sự giàu sang quý phái, đồng thời còn khẳng định bản thân cô gái ấy là một người biết sáng tạo trong việc thêu dệt.

Để tạo ra được những đường nét thẩm mỹ nổi trên bề mặt cạp váy của người phụ nữ, bắt buộc phải dùng lụa tơ tằm. Hoa văn bằng lụa tơ tằm vừa thể hiện cho sự giàu sang quý phái, đồng thời còn khẳng định bản thân cô gái ấy là một người biết sáng tạo trong việc thêu dệt.

Bên cạnh những nét đặc trưng được thể hiện trên chiếc cạp váy phụ nữ thì hoa văn ở khăn piêu, chăn, gối… cũng đều có những nét tương đồng. Tuy nhiên, để thêu dệt ra những tấm thổ cẩm đặc sắc, bắt buộc phải có 27 loại hoa văn mới đủ tiêu chuẩn.

Bên cạnh những nét đặc trưng được thể hiện trên chiếc cạp váy phụ nữ thì hoa văn ở khăn piêu, chăn, gối… cũng đều có những nét tương đồng. Tuy nhiên, để thêu dệt ra những tấm thổ cẩm đặc sắc, bắt buộc phải có 27 loại hoa văn mới đủ tiêu chuẩn.

Với công cụ dệt vải thô sơ chỉ là những khung cửi, làm bằng tre gỗ, nên để tạo ra một sản phẩm bền đẹp, phụ nữ Thái phải tốn rất nhiều công sức và thời gian. Riêng chiếc khăn piêu (khăn đội đầu) sau khi dệt xong, phải mất khoảng 2 ngày để thêu.

Với công cụ dệt vải thô sơ chỉ là những khung cửi, làm bằng tre gỗ, nên để tạo ra một sản phẩm bền đẹp, phụ nữ Thái phải tốn rất nhiều công sức và thời gian. Riêng chiếc khăn piêu (khăn đội đầu) sau khi dệt xong, phải mất khoảng 2 ngày để thêu.

Đặc biệt phần chân váy là lâu nhất, tập trung nhiều chi tiết và hoa văn phức tạp nhất. Cách dệt rất cầu kỳ, phải chọn hoa văn, phải chọn từng sợi vải để dệt từng múi, tính cả thời gian dệt và thêu có khi lên đến 2 tháng trời.

Phụ nữ Thái quan niệm rằng, thổ cẩm là sự hài hòa giữa đất trời, vũ trụ. Chính vì vậy mà người mua có thể lựa chọn cho mình những tấm thổ cẩm ưng ý nhất. Từ những tấm thổ cẩm này, họ có thể ghép thành vỏ chăn, hoặc khâu áo ấm cho trẻ nhỏ trong 4 tháng của mùa đông lạnh giá.

Phụ nữ Thái quan niệm rằng, thổ cẩm là sự hài hòa giữa đất trời, vũ trụ. Chính vì vậy mà người mua có thể lựa chọn cho mình những tấm thổ cẩm ưng ý nhất. Từ những tấm thổ cẩm này, họ có thể ghép thành vỏ chăn, hoặc khâu áo ấm cho trẻ nhỏ trong 4 tháng của mùa đông lạnh giá.

Dệt thổ cẩm của phụ nữ Thái đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Được lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, không thay đổi theo thời gian, không phân biệt sang, hèn. Đặc biệt những sản phẩm dệt, thêu truyền thống của người phụ nữ Thái có mặt trong tất cả những ngày lễ lớn và trọng đại của dân tộc.

Dệt thổ cẩm của phụ nữ Thái đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Được lưu truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, không thay đổi theo thời gian, không phân biệt sang, hèn. Đặc biệt những sản phẩm dệt, thêu truyền thống của người phụ nữ Thái có mặt trong tất cả những ngày lễ lớn và trọng đại của dân tộc.

Ngày nay, phụ nữ Thái dệt thổ cẩm không chỉ để phục vụ cho gia đình mà còn dệt để tạo nên các sản phẩm hàng hóa với mẫu mã đa dạng, cải tiến để bán ra thị trường. Từ đó mang lại nguồn thu nhập đáng kể và có điều kiện đầu tư cho con cái học hành, mua sắm các vật dụng thiết yếu (tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh,...), sửa chữa nhà cửa và trang trải những sinh hoạt khác của gia đình.

Ngày nay, phụ nữ Thái dệt thổ cẩm không chỉ để phục vụ cho gia đình mà còn dệt để tạo nên các sản phẩm hàng hóa với mẫu mã đa dạng, cải tiến để bán ra thị trường. Từ đó mang lại nguồn thu nhập đáng kể và có điều kiện đầu tư cho con cái học hành, mua sắm các vật dụng thiết yếu (tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh,...), sửa chữa nhà cửa và trang trải những sinh hoạt khác của gia đình.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/ky-cong-nghe-det-tho-cam-cua-phu-nu-dan-toc-thai-20241213021951674.htm
Zalo