Kỳ bí dấu tích của Rồng trong mộ cổ Trung Quốc

Rồng trong truyền thuyết phương Đông được coi là một linh vật tốt lành. Xung quanh nguồn gốc của linh vật này có rất nhiều điều kỳ bí về nguồn gốc.

 Rồng theo truyền thuyết: Theo truyền thuyết, rồng có các đặc điểm tổng hợp của nhiều động vật như: Đầu lạc đà, sừng nai, mắt thỏ, tai voi, cổ rắn, bụng ếch, vẩy cá chép, móng vuốt chim ưng, lòng bàn chân cọp, trên sống lưng có 81 vảy. Hai bên khóe miệng rồng có những sợi râu dài, cằm có râu mang một hạt minh châu.

Rồng theo truyền thuyết: Theo truyền thuyết, rồng có các đặc điểm tổng hợp của nhiều động vật như: Đầu lạc đà, sừng nai, mắt thỏ, tai voi, cổ rắn, bụng ếch, vẩy cá chép, móng vuốt chim ưng, lòng bàn chân cọp, trên sống lưng có 81 vảy. Hai bên khóe miệng rồng có những sợi râu dài, cằm có râu mang một hạt minh châu.

 Rồng thở ra mây, đôi khi thành mưa hoặc lửa, tiếng của rồng rít lên như tiếng giông bão. Linh vật này cũng có nhiều chủng loại: có sừng, không sừng, có vảy, không vảy, có cánh hoặc không.

Rồng thở ra mây, đôi khi thành mưa hoặc lửa, tiếng của rồng rít lên như tiếng giông bão. Linh vật này cũng có nhiều chủng loại: có sừng, không sừng, có vảy, không vảy, có cánh hoặc không.

Trong các chủng loại rồng, người ta phân biệt ba loại chính: Long (uy mãnh, ở trên trời); Ly (không sừng, sống dưới biển); Giao (có vẩy, sống nơi đầm lầy hoặc hang núi). Rồng có thể cưỡi mây đạp gió, bơi lặn dưới nước, ẩn sâu đáy biển. Dáng đi của rồng trên mặt đất đôi khi chậm chạp nặng nề.

Trong các chủng loại rồng, người ta phân biệt ba loại chính: Long (uy mãnh, ở trên trời); Ly (không sừng, sống dưới biển); Giao (có vẩy, sống nơi đầm lầy hoặc hang núi). Rồng có thể cưỡi mây đạp gió, bơi lặn dưới nước, ẩn sâu đáy biển. Dáng đi của rồng trên mặt đất đôi khi chậm chạp nặng nề.

Rồng linh thiêng biến hóa vô chừng, nên Khổng Tử đã nói: "Điểu, ngô tri kỳ năng phi; ngư ngô tri kỳ năng du; thú, ngô tri kỳ năng tẩu; chí ư long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân nhi thướng thiên." Tạm dịch: Chim, ta biết nó bay thế nào; cá, ta biết nó lội ra sao; thú, ta biết nó chạy thế nào; đến như rồng thì ta không biết nó cỡi mây đạp gió mà bay lên trời ra sao.

Rồng linh thiêng biến hóa vô chừng, nên Khổng Tử đã nói: "Điểu, ngô tri kỳ năng phi; ngư ngô tri kỳ năng du; thú, ngô tri kỳ năng tẩu; chí ư long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân nhi thướng thiên." Tạm dịch: Chim, ta biết nó bay thế nào; cá, ta biết nó lội ra sao; thú, ta biết nó chạy thế nào; đến như rồng thì ta không biết nó cỡi mây đạp gió mà bay lên trời ra sao.

 Rồng là linh vật quý: Sùng bái rồng thời cổ đại chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng, thuộc linh vật hay vật tổ và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.

Rồng là linh vật quý: Sùng bái rồng thời cổ đại chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng, thuộc linh vật hay vật tổ và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.

 Rồng luôn hiện hữu trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, Việt Nam, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v…

Rồng luôn hiện hữu trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, Việt Nam, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v…

 Kể từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang, rồng được cho là có 5 móng vuốt và được xem là biểu tượng của vương quyền. Tất cả các vật dụng của vua đều khắc chạm thêu vẽ hình rồng: giường (long sàng), áo bào (long bào), xe vua (long xa); cột nhà, đầu hồi, v.v… Mặt vua gọi là long nhan, thân mình vua là long thể, v.v…

Kể từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang, rồng được cho là có 5 móng vuốt và được xem là biểu tượng của vương quyền. Tất cả các vật dụng của vua đều khắc chạm thêu vẽ hình rồng: giường (long sàng), áo bào (long bào), xe vua (long xa); cột nhà, đầu hồi, v.v… Mặt vua gọi là long nhan, thân mình vua là long thể, v.v…

Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa kiệt xuất, ngược lại những người hèn kém được so với con giun. Ví dụ thành ngữ "Vọng tử thành long" nghĩa là hy vọng con trai mình là người thành đạt.

Trong tiếng Trung, rồng được dùng để chỉ những người tài hoa kiệt xuất, ngược lại những người hèn kém được so với con giun. Ví dụ thành ngữ "Vọng tử thành long" nghĩa là hy vọng con trai mình là người thành đạt.

 Nguồn gốc của rồng thực sự đến từ đâu: Người ta cho rằng rồng chỉ là linh vật có trong truyền thuyết, nhưng qua các bằng chứng khảo cổ đầy thuyết phục, quan điểm này đang ngày một lung lay.

Nguồn gốc của rồng thực sự đến từ đâu: Người ta cho rằng rồng chỉ là linh vật có trong truyền thuyết, nhưng qua các bằng chứng khảo cổ đầy thuyết phục, quan điểm này đang ngày một lung lay.

 Vào cuối những năm 1980, thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam đang có kế hoạch xây dựng một ao điều tiết để chuyển hướng nước từ sông Hoàng Hà ở ngoại ô huyện Bộc Dương. Tuy nhiên, một bức tường thành cổ được phát hiện khi bắt đầu xây dựng đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học.

Vào cuối những năm 1980, thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam đang có kế hoạch xây dựng một ao điều tiết để chuyển hướng nước từ sông Hoàng Hà ở ngoại ô huyện Bộc Dương. Tuy nhiên, một bức tường thành cổ được phát hiện khi bắt đầu xây dựng đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học.

Nghiên cứu và điều tra của các chuyên gia đã phát hiện ra rằng bức tường thành cổ này là bức tường thành cổ Bộc Dương do Hậu Lương xây dựng trong thời kỳ Ngũ Đại.

Nghiên cứu và điều tra của các chuyên gia đã phát hiện ra rằng bức tường thành cổ này là bức tường thành cổ Bộc Dương do Hậu Lương xây dựng trong thời kỳ Ngũ Đại.

Nhưng bên cạnh nó là di chỉ của Văn hóa Ngưỡng Thiều, là nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới ở trung lưu sông Hoàng Hà, khoảng 5000 năm trước Công nguyên, từng là thời kỳ trị vì của Tam Hoàng và Ngũ Đế. Một ngôi mộ đặc biệt cũng được tìm thấy tại địa điểm này. Trong lăng có một bộ xương của một người đàn ông tráng niên, bên cạch có họa tiết Rồng và Hổ được xếp tỉ mỉ bằng vỏ sò.

Hình con hổ dài 138 cm và cao 63 cm, các chi của nó như đang bước. Hình rồng dài 178 cm, cao 67 cm. Năm mà ngôi mộ được phát hiện là năm 1988, lại trùng với rồng trong âm lịch, phát hiện khảo cổ này đã gây chấn động trong toàn bộ cộng đồng khảo cổ Trung Quốc lúc bấy giờ.

Hình con hổ dài 138 cm và cao 63 cm, các chi của nó như đang bước. Hình rồng dài 178 cm, cao 67 cm. Năm mà ngôi mộ được phát hiện là năm 1988, lại trùng với rồng trong âm lịch, phát hiện khảo cổ này đã gây chấn động trong toàn bộ cộng đồng khảo cổ Trung Quốc lúc bấy giờ.

Theo truyền thuyết, Hoàng đế cưỡi rồng về trời, nhưng những ngôi mộ thời Ngưỡng Thiều 6.000 năm trước khiến người ta không khỏi nghi vấn liệu rằng truyền thuyết này thực sự có tồn tại hay không? Bởi vì cảnh tượng xuất hiện trong lăng mộ như vậy có thể thấy truyền thuyết này thực sự tồn tại. Hơn nữa, chủ nhân của ngôi mộ này được chôn cùng rồng và hổ, cho thấy địa vị của chủ nhân ngôi mộ này không thấp.

Theo truyền thuyết, Hoàng đế cưỡi rồng về trời, nhưng những ngôi mộ thời Ngưỡng Thiều 6.000 năm trước khiến người ta không khỏi nghi vấn liệu rằng truyền thuyết này thực sự có tồn tại hay không? Bởi vì cảnh tượng xuất hiện trong lăng mộ như vậy có thể thấy truyền thuyết này thực sự tồn tại. Hơn nữa, chủ nhân của ngôi mộ này được chôn cùng rồng và hổ, cho thấy địa vị của chủ nhân ngôi mộ này không thấp.

Ngoài ra, những di chỉ trong văn hóa Dương Gia Oa có niên đại sớm hơn thời kỳ Hoàng Đế, hai con rồng điêu khắc bằng đất sét cũng được tìm thấy cách đây hơn 8.000 năm.

Ngoài ra, những di chỉ trong văn hóa Dương Gia Oa có niên đại sớm hơn thời kỳ Hoàng Đế, hai con rồng điêu khắc bằng đất sét cũng được tìm thấy cách đây hơn 8.000 năm.

Thời điểm đó, đã tồn tại sự xuất hiện của rồng. Do đó, một số chuyên gia suy đoán rằng Hoàng đế không phải là người đầu tiên phát minh ra hình tượng rồng mà có thể ông đã cải biến hình dáng của rồng để nó trở nên rõ ràng hơn. Và các thế hệ sau này sùng bái Hoàng Đế nên cho rằng Hoàng Đế là người nghĩ ra hình tượng của rồng.

Thời điểm đó, đã tồn tại sự xuất hiện của rồng. Do đó, một số chuyên gia suy đoán rằng Hoàng đế không phải là người đầu tiên phát minh ra hình tượng rồng mà có thể ông đã cải biến hình dáng của rồng để nó trở nên rõ ràng hơn. Và các thế hệ sau này sùng bái Hoàng Đế nên cho rằng Hoàng Đế là người nghĩ ra hình tượng của rồng.

Mặc dù giới học thuật ngày nay nhìn chung cho rằng rồng là sinh vật hư cấu, nhưng nghệ thuật lại xuất phát từ cuộc sống. Nếu không có nguyên mẫu thực tế nhất định thì với tính cách thuần thiện của người xưa, 8.000 năm trước làm sao họ có thể tưởng tượng ra một sinh vật như vậy? Vì vậy, về việc liệu rồng có thực sự tồn tại hay không là một chủ đề thực sự đáng để suy ngẫm.

Mặc dù giới học thuật ngày nay nhìn chung cho rằng rồng là sinh vật hư cấu, nhưng nghệ thuật lại xuất phát từ cuộc sống. Nếu không có nguyên mẫu thực tế nhất định thì với tính cách thuần thiện của người xưa, 8.000 năm trước làm sao họ có thể tưởng tượng ra một sinh vật như vậy? Vì vậy, về việc liệu rồng có thực sự tồn tại hay không là một chủ đề thực sự đáng để suy ngẫm.

Theo Thiện An / Vạn Điều Hay

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ky-bi-dau-tich-cua-rong-trong-mo-co-trung-quoc-2069737.html
Zalo