Kỳ 4: Quản lý thuốc lá mới Việt Nam đủ tiềm lực để hội nhập cùng quốc tế

Những năm gần đây, hiệu quả kiểm soát các sản phẩm thuốc lá trong nước ngày càng tăng đối với thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lào và các loại khác.

Năng lực được chứng thực đi đôi với tỉ lệ giảm cung, cầu và tác hại, đồng thời ngăn chặn giới trẻ. Thành tựu này góp phần khẳng định năng lực kiểm soát mọi loại thuốc lá, bao gồm chủng loại thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) đã được các cơ quan quốc tế xác định là thuốc lá, như thuốc lá làm nóng (TLLN).

WHO đã xác định TLLN là thuốc lá, trong nước vẫn chưa thống nhất?

Nhiều ĐBQH nêu rõ tại các kỳ họp với các bộ ngành, một trong những nguyên nhân tạo ra sự chậm trễ trong việc quản lý đó là vẫn còn tranh luận giữa các bộ ngành liệu TLLN có phải là thuốc lá không.

Theo đó, có ý kiến cho rằng tranh luận này là không cần thiết. Rõ ràng, sản phẩm này đã được xác định là thuốc lá trong Kỳ họp Hội nghị các bên lần thứ 8 năm 2018 (COP8) giữa các quốc gia thành viên Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì, đồng thời văn bản FCTC chính thức cũng nêu rõ điều này.

Ngoài ra, sự thống nhất cũng thể hiện rõ trong các văn bản, quyết định mang tính quốc tế từ Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Liên minh EU, đến Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), v.v.

Do vậy, đây hoàn toàn là cơ sở phù hợp để các bộ ngành trong nước đưa ra phương án quản lý TLLN khi Việt Nam đã là thành viên FCTC từ 2014.

Trong nước, chiếu theo các biên bản pháp lý, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cùng các luật hiện hành như Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), Luật Đầu tư, Luật Quản lý Ngoại thương, Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt... thuốc lá điếu, và các sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá vẫn ngành hàng kinh doanh hợp pháp, có điều kiện.

Trên thế giới, TLLN được lưu hành ở 175 quốc gia trong khi đó chỉ có số ít khoảng hơn 10 nước chưa cho phép sản phẩm này. Do vậy, nhiều đại biểu chất vấn, vì sao quyết định quản lý lại được định hình theo tư duy của số ít các nước cấm, thay vì đặt câu hỏi "vì sao phần lớn các nước đã hợp pháp hóa TLLN".

Cũng theo khuyến nghị của WHO, TLLN cũng cần được quản lý như sản phẩm thuốc lá. Thông tin trên được ông Lê Thành Hưng, Trưởng phòng Tiêu chuẩn chất lượng nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ nhắc lại tại tọa đàm "Nghiên cứu khoa học về giải pháp không khói để hỗ trợ quản lý thuốc lá" sáng 1/8 vừa qua.

Ông Hưng phân tích, khuyến cáo này của WHO dựa trên cơ sở xác định TLLN là thuốc lá, nên cần quản lý chặt chẽ và thận trọng tương tự như thuốc lá truyền thống theo luật của nước sở tại.

Trong đó bao gồm những quy định để quản lý chặt chẽ thuốc lá điếu truyền thống như quy định về cách ghi nhãn, tỉ lệ diện tích bao bì phải ghi nhãn, có cảnh báo bằng chữ và bằng hình ảnh, hạn chế về lứa tuổi tiếp cận đến sản phẩm…

Việt Nam đang kiểm soát chặt chẽ

Điều lo ngại của WHO đối với các quốc gia thành viên trong việc quản lý TLTHM đó là sự can thiệp của ngành hàng. WHO cho rằng các công ty thuốc lá thu hút giới trẻ bằng các sản phẩm bắt mắt, mới lạ, kiểu dáng, mùi vị mới lạ.

Tuy nhiên, cơ cấu quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam là lợi điểm làm giảm quan ngại của WHO so với các quốc gia khác. Hiện nay tại Việt Nam, thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện, hoạt động dưới sự điều tiết và kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ.

Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá điều trực thuộc và kiểm soát bởi các công ty nhà nước. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá sẽ chịu sự giám sát, điều phối của chính phủ bao gồm giới hạn của việc xuất-nhập khẩu, sản lượng và các quy định kinh doanh liên quan. Ngoài ra, để tối thiểu hóa các sai phạm và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp cũng phải báo cáo thường xuyên với Chính phủ.

Với hệ thống quản lý, cơ sở pháp luật hiện nay đối với việc quản lý TLLN và các sản phẩm TLTHM khác, ông Lê Đại Hải Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp đánh giá: "So với các nước, luật pháp Việt Nam về thuốc lá đã có đầy đủ. Cơ quan chức năng cần sớm đưa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vào quản lý để góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng sản phẩm này ở giới trẻ hiện nay, cũng như có cơ sở để cấm các sản phẩm ma túy núp bóng."

Thực tiễn trên đã cho thấy, mặc dù có một số hạn chế nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có nhiều thế mạnh hơn trong việc chứng minh khả năng kiểm soát mọi sản phẩm thuốc lá. Theo đó, ngành hàng là do Chính phủ kiểm soát, hệ thống luật có "tuổi thọ" bền vững và bao hàm định nghĩa để đủ điều kiện áp dụng cho các chủng loại sản phẩm TLTHM phù hợp.

Do vậy, nếu cho rằng việc quản lý TLLN là vượt quá khả năng quản lý của Việt Nam hay làm lung lay thành tựu kiểm soát thuốc lá quốc gia, đây sẽ là kết luận chưa toàn diện, hợp lý.

Điều này vô hình trung sẽ đánh giá thấp thành tựu và nỗ lực không ngừng của quốc gia trong việc kiểm soát thuốc lá, lẫn khả năng thích ứng và đổi mới của các cơ quan chức năng tại Việt Nam.

Chưa kể, TLLN đã được quốc tế công nhận là thuốc lá, nên việc kiểm soát mặt hàng này hoàn toàn nằm trong thẩm quyền và năng lực của các cơ quan quản lý và Chính phủ.

Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội.

Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội.

Cũng tại tọa đàm ngày 1/8, ông Nguyễn Hồng Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội kiến nghị Bộ Y tế và Bộ Công Thương cần thực thi nhiệm vụ kép - nghiên cứu khoa học song song với xây dựng chính sách.

"Rất mong các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, như là Bộ Y tế và Bộ Công thương, thúc đẩy việc thực hiện những kiến nghị này để chúng ta có giải pháp quản lý. Không thể vì lý do còn có những quan điểm chưa thống nhất, hay chưa có thông tin công bố chính thức mà chúng ta lại không có văn bản quản lý về TLNN, TLĐT," ông Ngọc bày tỏ.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ky-4-quan-ly-thuoc-la-moi-viet-nam-du-tiem-luc-de-hoi-nhap-cung-quoc-te-204240825221555213.htm
Zalo