Kinh nghiệm của một trường học ngăn ngừa học sinh vi phạm kỷ luật

Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh, thời gian góp ý đến hết ngày 6/7/2025.

.t1 { text-align: justify; }

Hiện nay, quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh đang thực hiện theo quy định của Thông tư 08/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 21 tháng 3 năm 1988 và Điều lệ Tiểu học, Trường trung học, hình thức kỷ luật cao nhất với học sinh là đuổi học 1 năm.[1]

Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh quy định không còn hình thức đình chỉ học tập học sinh vi phạm, mà chỉ còn 3 hình thức: Nhắc nhở, phê bình, viết bản tự kiểm điểm. Nhiều giáo viên cho rằng, vi phạm kỷ luật mà không bị đuổi học, học sinh sẽ không sợ, nên sẽ tái phạm, gây khó khăn cho giáo viên và nhà trường.

Theo người viết, lo lắng trên không có cơ sở khi Dự thảo Thông tư đã có nội dung nêu giải pháp để nhà trường, giáo viên giúp học sinh khắc phục hành vi vi phạm, cụ thể:

Điều 14. Một số hoạt động hỗ trợ chủ yếu để khắc phục hành vi vi phạm

1. Khuyên bảo, động viên để học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm và hướng khắc phục;

2. Theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh vi phạm trong quá trình khắc phục hành vi vi phạm;

3. Yêu cầu học sinh thực hiện một số hoạt động phù hợp để khắc phục hành vi vi phạm;

4. Phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm.

Khi nhà trường, giáo viên đã làm cho học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm và hướng khắc phục, học sinh vi phạm sẽ nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, không tái phạm. Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, vấn đề đặt ra là làm sao để học sinh phòng ngừa, giúp học sinh không vi phạm kỷ luật?

 Thầy Đặng Văn Tuân, Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Bưng Riềng. Ảnh Sơn Quang Huyến

Thầy Đặng Văn Tuân, Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Bưng Riềng. Ảnh Sơn Quang Huyến

Thầy Đặng Văn Tuân, Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Bưng Riềng (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: "Chúng tôi coi giáo dục cho học sinh biết cách phòng tránh bạo lực học đường, phòng ngừa vi phạm kỷ luật, quan trọng hơn việc giải quyết hậu quả, kỷ luật học sinh.

Đơn vị tôi đã in các hành vi học sinh không được làm, nhiệm vụ của học sinh, quy định trong Thông tư 32, treo trong vườn trường, trên lối đi, những nơi học sinh dễ đọc, dễ nhìn thấy. Điều này nhắc nhở học sinh mọi lúc, mọi nơi, giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi của mình. Học sinh nhắc nhở nhau điều chỉnh hành vi để không vi phạm kỷ luật.

 Bảng tuyên truyền "Các hành vi học sinh không được làm, Nhiệm vụ của học sinh" trong sân trường THCS Bưng Riềng. Ảnh Sơn Quang Huyến

Bảng tuyên truyền "Các hành vi học sinh không được làm, Nhiệm vụ của học sinh" trong sân trường THCS Bưng Riềng. Ảnh Sơn Quang Huyến

Ngoài ra, trong tiết chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa … học sinh được tìm hiểu rõ các hành vi học sinh không được làm thông qua câu chuyện dưới cờ, hoạt cảnh..., từ đó học sinh biết rõ cách phòng tránh không để vi phạm kỷ luật.

Cùng với đó, nhà trường làm tốt công tác tư vấn tâm lý học sinh, công tác này không chỉ riêng ai, bất cứ giáo viên, nhân viên nào cũng có thể giúp học sinh giải tỏa căng thẳng, biết cách kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân.

Nói cách khác, chúng tôi chủ động "ngừa" cho học sinh, không để học sinh có hành vi vi phạm kỷ luật, cho nên nhiều năm nay không có học sinh nào vi phạm kỷ luật ở mức khiển trách trước lớp".

Giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường nói riêng, vi phạm kỷ luật nói chung của Trường Trung học cơ sở Bưng Riềng đã và đang được nhân rộng trên địa bàn, mang lại những hiệu quả tích cực cho giáo dục.

Nhà trường cần chủ động giúp học sinh phòng ngừa vi phạm kỷ luật, phòng tránh vi phạm kỷ luật quan trọng hơn xử lý kỷ luật học sinh. Từ thực tế, người viết đề nghị bổ sung thêm nội dung sau vào Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh:

Một số hoạt động hỗ trợ chủ yếu để giáo dục học sinh phòng ngừa hành vi vi phạm

1.Nhà trường tuyên truyền, giáo dục cho học sinh biết các hành vi học sinh bị nghiêm cấm trong trường học, hành vi học sinh không được làm;

2.Tận dụng các tiết chào cờ, hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt … cho học sinh tìm hiểu, đề xuất các giải pháp giúp bản thân phòng ngừa hành vi vi phạm;

3. Truyên truyền cho phụ huynh học sinh biết các hành vi bị cấm trong trường học và trách nhiệm của phụ huynh trong việc hỗ trợ nhà trường yêu cầu học sinh vi phạm thực hiện khắc phục hành vi vi phạm;

4. Phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh phòng ngừa các hành vi vi phạm.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://moet.gov.vn/van-ban/vbdt/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1690

[2]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-08-TT-1988-huong-dan-khen-thuong-thi-hanh-ky-luat-hoc-sinh-113885.aspx

[2]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-32-2020-TT-BGDDT-Dieu-le-truong-trung-hoc-co-so-truong-trung-hoc-pho-thong-443627.aspx

Bài và ảnh: Sơn Quang Huyến

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/kinh-nghiem-cua-mot-truong-hoc-ngan-ngua-hoc-sinh-vi-pham-ky-luat-post251223.gd
Zalo