Kiến nghị thống nhất quy định quyền chủ động thực hiện giám sát của công đoàn

Chiều nay 14/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng trao đổi với cử tri của LĐLĐ tỉnh - Ảnh: N.B

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng trao đổi với cử tri của LĐLĐ tỉnh - Ảnh: N.B

Tại buổi tiếp xúc, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh báo cáo dự kiến nội dung chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với cử tri.

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh báo cáo dự kiến nội dung kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với cử tri tại LĐLĐ tỉnh - Ảnh: N.B

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh báo cáo dự kiến nội dung kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với cử tri tại LĐLĐ tỉnh - Ảnh: N.B

Cử tri thuộc LĐLĐ tỉnh kiến nghị Quốc hội cùng bộ, ngành trung ương cần chú trọng hơn nữa trong xây dựng chính sách tiền lương phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn cuộc sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Quốc hội cần xem xét quy định cơ chế quản lý biên chế phù hợp trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), tăng quyền chủ động của công đoàn trong bố trí đội ngũ cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tháo gỡ về chính sách tuyển dụng cán bộ công đoàn để có thể thu hút đội ngũ cán bộ công đoàn có nhiều kinh nghiệm, trưởng thành từ cơ sở; thống nhất quy định quyền chủ động thực hiện giám sát của công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đổi) để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cử tri của LĐLĐ tỉnh trình bày kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh- Ảnh: N.B

Cử tri của LĐLĐ tỉnh trình bày kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh- Ảnh: N.B

Đề nghị Quốc hội xem xét kỹ những tác động, ảnh hưởng của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) để khi ban hành luật sẽ mang đến nhiều điểm mới tích cực, đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Cần có quy định, cơ chế kiểm soát phù hợp để tránh phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động liên quan đến vấn đề người lao động đã bị sa thải hoặc buộc thôi việc trước đó.

Quốc hội, Chính phủ cần nghiên cứu, tiếp tục có những ưu đãi đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đặc biệt đối với những ngành nghề có xu hướng phát triển cao như: công nghệ thông tin, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn.

Trao đổi với cử tri, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng tiếp thu, trao đổi, giải trình một số vấn đề mà cử tri quan tâm. Các nội dung cử tri kiến nghị thuộc thẩm quyền của Quốc hội, bộ, ngành trung ương sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh nghiên cứu, kiến nghị giải quyết trong thời gian tới.

Phú Hải

Nguồn Quảng Trị: http://www.baoquangtri.vn/kien-nghi-thong-nhat-quy-dinh-quyen-chu-dong-thuc-hien-giam-sat-cua-cong-doan-189003.htm
Zalo