Không khí Tết tràn ngập ngoại thành Hà Nội

Sáng 26-1, không khí Tết Ất Tỵ 2025 tràn ngập các miền quê. Tranh thủ không khí trong lành, người dân tấp nập sắm Tết, gói bánh chưng, treo cờ Tổ quốc đón năm mới...

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Hànôịmới ghi nhận sáng nay:

Tại vùng trồng hoa đào lớn nhất của huyện Đan Phượng nằm trên địa bàn xã Hồng Hà, thời điểm này, hoạt động mua bán rất nhộn nhịp. Ông Nguyễn Văn Quyết, chủ vườn đào ở xã Hồng Hà cho biết, năm nay gia đình trồng 1.000 gốc đào thế và 1 vạn đào cành. Tính đến sáng 26-1, tức 27 tháng Chạp, vườn đào của gia đình đã bán được 60% số gốc. Giá 1 cành to 500-600 nghìn đồng, cành nhỏ 100-200 nghìn đồng. Đối với đào cây, giá phổ biến 1-2 triệu đồng/cây. Ảnh: Nguyễn Mai

Tại vùng trồng hoa đào lớn nhất của huyện Đan Phượng nằm trên địa bàn xã Hồng Hà, thời điểm này, hoạt động mua bán rất nhộn nhịp. Ông Nguyễn Văn Quyết, chủ vườn đào ở xã Hồng Hà cho biết, năm nay gia đình trồng 1.000 gốc đào thế và 1 vạn đào cành. Tính đến sáng 26-1, tức 27 tháng Chạp, vườn đào của gia đình đã bán được 60% số gốc. Giá 1 cành to 500-600 nghìn đồng, cành nhỏ 100-200 nghìn đồng. Đối với đào cây, giá phổ biến 1-2 triệu đồng/cây. Ảnh: Nguyễn Mai

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, nhiều chợ dân sinh thuộc thị trấn Chúc Sơn, các xã: Quảng Bị, Đông Phương Yên... đông đúc người bán mua, chuẩn bị cho cái Tết đủ đầy. Tại các quầy hàng bán nem, giò chả, rau xanh... tiểu thương khẳng định giá cả như ngày thường, nguồn cung ổn định, sức mua tăng. Ảnh: Kim Nhuệ

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, nhiều chợ dân sinh thuộc thị trấn Chúc Sơn, các xã: Quảng Bị, Đông Phương Yên... đông đúc người bán mua, chuẩn bị cho cái Tết đủ đầy. Tại các quầy hàng bán nem, giò chả, rau xanh... tiểu thương khẳng định giá cả như ngày thường, nguồn cung ổn định, sức mua tăng. Ảnh: Kim Nhuệ

Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, tại xã Phú Sơn - đơn vị hành chính mới của huyện Gia Lâm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã: Phú Thị - Kim Sơn, phía trước trụ sở xã, nhà văn hóa các thôn và nhiều tuyến đường trục chính, ngõ, xóm... được gắn pano, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, cờ hoa rực rỡ, không khí vui tươi, phấn khởi. Ảnh: Ánh Dương

Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, tại xã Phú Sơn - đơn vị hành chính mới của huyện Gia Lâm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã: Phú Thị - Kim Sơn, phía trước trụ sở xã, nhà văn hóa các thôn và nhiều tuyến đường trục chính, ngõ, xóm... được gắn pano, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, cờ hoa rực rỡ, không khí vui tươi, phấn khởi. Ảnh: Ánh Dương

Gia đình ông Hoàng Công Tần ở xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ quây quần gói bánh chưng ngày Tết. Ảnh: Đỗ Bắc

Gia đình ông Hoàng Công Tần ở xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ quây quần gói bánh chưng ngày Tết. Ảnh: Đỗ Bắc

Bánh chưng và bánh gai là 2 loại bánh không thể thiếu trong những ngày Tết của người dân huyện Quốc Oai. Ảnh: Kiều Lực

Bánh chưng và bánh gai là 2 loại bánh không thể thiếu trong những ngày Tết của người dân huyện Quốc Oai. Ảnh: Kiều Lực

Trên địa bàn huyện Mê Linh, Tết năm nay đến sớm hơn, ý nghĩa hơn khi 3 khu tái định cư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tân Châu (xã Chu Phan), Nội Đồng (xã Đại Thịnh), Khê Ngoại (xã Văn Khê) đón những hộ dân đầu tiên. Những ngày giáp Tết, các hộ dân ở 3 khu tái định cư trang hoàng nhà cửa, treo cờ Tổ quốc đón năm mới với quyết tâm phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng khu tái định cư ngày càng phát triển. Ảnh: Hoàng Sơn

Trên địa bàn huyện Mê Linh, Tết năm nay đến sớm hơn, ý nghĩa hơn khi 3 khu tái định cư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tân Châu (xã Chu Phan), Nội Đồng (xã Đại Thịnh), Khê Ngoại (xã Văn Khê) đón những hộ dân đầu tiên. Những ngày giáp Tết, các hộ dân ở 3 khu tái định cư trang hoàng nhà cửa, treo cờ Tổ quốc đón năm mới với quyết tâm phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng khu tái định cư ngày càng phát triển. Ảnh: Hoàng Sơn

Nhóm phóng viên

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/khong-khi-tet-tran-ngap-ngoai-thanh-ha-noi-691647.html
Zalo