Khó nâng cao sản phẩm OCOP vùng cao

Sao OCOP thể hiện chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thế nhưng, với những tiêu chuẩn khắt khe về tiêu chí đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP đã khiến nhiều mặt hàng khó nâng sao, thậm chí là rớt hạng sao OCOP.

Với quy mô 1.500 đàn ong mỗi vụ thu hoạch, hợp tác xã này cung cấp ra thị trường hơn 16.000 lít mật ong. Tháng 1/2024, mật ong của hợp tác xã đạt OCOP 3 sao. Đơn vị đang phấn đấu tiếp tục đưa sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan nên việc nâng sao gặp nhiều khó khăn.

Nâng sao OCOP đã khó nhưng giữ được sao cũng không hề dễ dàng. Để duy trì chất lượng sản phẩm đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong khi tại vùng cao, hầu hết các chủ thể kinh doanh với quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên việc đầu tư dây chuyền, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế.

Tỉnh Lào Cai hiện có 205 sản phẩm OCOP, trong đó chỉ có 8 sản phẩm OCOP 4 sao và chưa có sản phẩm nào đạt OCOP 5 sao. Mặc dù tiềm năng, lợi thế để nâng sao sản phẩm OCOP là rất lớn, tuy nhiên với những tiêu chuẩn đánh giá khắt khe thì nhiều chủ thể lại lựa chọn giữ vững tiêu chí, chất lượng sản phẩm thay vì đăng ký nâng sao OCOP.

Sao OCOP thể hiện chất lượng và thương hiệu của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng cần có những quy định phù hợp với thực tế vùng miền và từng dòng sản phẩm để tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi cho các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Vũ Thắng - Hồng Ngọc

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/kho-nang-cao-san-pham-ocop-vung-cao-227650.htm
Zalo