Khi việc học phải theo 'phác đồ'
Khái niệm 'phác đồ' chỉ hiển thị trong y học, giờ đây đối với 'chiến thuật' học ôn thi vào cấp 3 tại Hà Nội, nhiều giáo viên phải gọi là 'phác đồ' cho một kỳ thi vào 10 đang đến rất gần...
Bí kíp ôn thi kiểu "phác đồ" và việc tuân thủ một quá trình học có "chiến thuật"
Việc sử dụng thuật ngữ "phác đồ" vốn thường thấy trong y học, giờ đây được một số thầy cô giáo và các bậc phụ huynh sử dụng để mô tả chiến thuật học ôn thi vào cấp 3 tại Hà Nội. Đây không chỉ là "chuyện ôn thi" đơn thuần, mà với tỉ lệ chọi quá cao của năm 2025, mà các bạn học sinh cần phải biết xây dựng và tuân thủ một quá trình học có "chiến thuật".
Nhớ lại hai năm trước, ước mơ vào một trường công lập top đầu là mục tiêu của các cô cậu học trò cuối cấp 2 ở Hà Nội. Nhưng với lượng thí sinh dự thi tăng cao, tỉ lệ chọi khốc liệt, cháu tôi đã lập một "phác đồ" học tập riêng: mỗi ngày ôn một môn theo vòng xoay Toán - Văn - Anh và Lịch sử (vì cháu thi chuyên Sử, mẹ cháu bảo, đi "cửa ngách" để có cơ hội tốt hơn). Và thế là, cả mẹ cả con đã dành hết thời gian luyện đề vào buổi tối để có thể nuôi ước mơ đỗ chuyên công lập Hà Nội trung tâm!
Những ngày cận thi, bạn bè căng thẳng chạy đua nước rút, may mà cháu quyết tâm theo một nhịp riêng để ôn "chuyên Sử". Với tất cả sự bền bỉ, tổng hợp hết các "bí kíp" học thuộc - học nhanh - học tủ, thậm chí có lúc đến mức nhồi nhét, cháu tôi đã đỗ chuyên Sử, cùng một trường công lập thuộc "top" năm đó.
Cảm giác nhìn thấy tên xuất hiện trong danh sách trúng tuyển. Chị dâu tôi ôm chầm lấy con, mừng rơi nước mắt, báo cả nhà đều mừng! Vậy là “phác đồ chuyên Sử” ấy không chỉ giúp cháu đỗ vào trường mơ ước, mà còn để lại kinh nghiệm cho hết "lũ đàn em" trong dòng họ: Phải kiên trì và có phương pháp "phác đồ" mới hiệu quả.
Thực tế, trước những khó khăn của công cuộc "thi vào 10" công lập tại Hà Nội luôn được ví như một cuộc đua căng thẳng, thậm chí còn áp lực hơn cả thi đại học đối với nhiều học sinh và phụ huynh, việc học ôn đang trở thành một việc quan trọng hơn lúc nào. Xây dựng cho mình một chiến thuật học tập phù hợp, giống như một “phác đồ” hiệu quả để ôn thi vào cấp 3 là cần thiết lúc này. Mỗi học sinh có năng lực và xuất phát điểm khác nhau, vì vậy cần có lộ trình riêng để tối ưu hóa việc học.

Trong mỗi "phác đồ" được thiết kế cho từng em học sinh, thì sự đồng hành của thầy cô và cha mẹ là yếu tố quan trọng.
Chiến thuật này không chỉ bao gồm việc phân bổ thời gian hợp lý giữa các môn, mà còn phải linh hoạt điều chỉnh phương pháp ôn luyện, đảm bảo vừa củng cố kiến thức cơ bản, vừa nâng cao kỹ năng làm bài. Quan trọng hơn, các em cần duy trì tinh thần thoải mái, tránh học "nhồi nhét" như một cỗ máy, phải có "kế sách" ôn tập có khoa học, hiệu quả và bền vững.
Trong mỗi "phác đồ" được thiết kế cho từng em học sinh, thì sự đồng hành của thầy cô và cha mẹ là yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn, bởi việc hình thành thói quen học tập chủ động, hiệu quả, chuẩn bị một hành trang quan trọng cho tương lai.
Việc ôn tập để "vượt khó" ngày càng phản ánh cách tiếp cận khoa học và bài bản trong giáo dục...
Nếu như trước đây, học sinh thường chỉ ôn tập theo giáo trình có sẵn hoặc học thêm theo phương pháp truyền thống. Nhưng với áp lực cạnh tranh ngày càng cao, nhiều giáo viên đã xây dựng lộ trình ôn thi chặt chẽ, có hệ thống, giống như một "phác đồ điều trị" trong y học. Điều này bao gồm việc "chẩn đoán" năng lực từng học sinh, kê đơn bài tập theo từng giai đoạn, điều chỉnh phương pháp theo phản ứng thực tế và có chiến lược tăng tốc trước kỳ thi.
Gọi cách ôn luyện này là "phác đồ" không hề quá, trong một thời gian ngắn, việc nhấn mạnh, tập trung "chỉnh chỗ yếu, bù chỗ thiếu" sẽ giúp học sinh đi vào chi tiết ôn tập chuẩn xác và nghiêm ngặt trong việc chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp lúc này.
Giờ "G" sắp điểm, hẹn con ở lớp 10!
Nhìn con vùi đầu vào sách vở, miệt mài luyện đề trong những ngày tháng 4,5 đầy căng thẳng, nhiều bậc phụ huynh không khỏi thốt lên: Sao giờ việc học lại khó khăn đến vậy! Tuy nhiên, thực tế, do điều kiện quá tải lượng học sinh, cánh cửa tại các trường công lập đang trở thành một thách thức đối với nhiều bạn học sinh chỉ có học lực khá trở xuống.

Hẹn con ở "cánh cửa lớp 10". Ảnh minh họa: AI
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội từ lâu luôn được coi là một cuộc đua đầy cam go, kịch tính. Dường như mỗi năm áp lực lại càng nặng nề hơn. Không chỉ lượng kiến thức ngày một nhiều, mà tỷ lệ chọi cũng khiến các em và cha mẹ phải lo lắng. Việc học không còn đơn thuần là tiếp thu kiến thức mà trở thành một cuộc chạy đua với thời gian, với kỳ vọng và cả nỗi sợ trượt trường mong muốn.
Phụ huynh lo lắng, thầy cô trăn trở, còn học sinh thì gồng mình ôn luyện với những "phác đồ" được thiết kế bài bản. Giữa guồng quay ấy, điều quan trọng nhất có lẽ không chỉ là điểm số mà còn là sự vững vàng về tâm lý, tinh thần và cách học sao cho thật sự hiệu quả, bền vững.
Kỳ thi vào lớp 10 đang đến rất gần. Đây là lúc các sĩ tử dồn toàn bộ tâm sức cho những chặng nước rút cuối cùng, khi từng đề thi, từng bài tập không chỉ là kiến thức mà còn là sự quyết tâm và nỗ lực.
Thầy cô đã tận tâm hướng dẫn, cha mẹ luôn ở bên động viên, và các con – những chiến binh nhỏ nhưng kiên cường – đang từng bước chinh phục thử thách. Hành trình này không chỉ là một kỳ thi, mà còn là bài học về sự kiên trì, bản lĩnh và niềm tin vào chính mình.
Giờ “G” sắp điểm, chúc các bạn học sinh bước vào phòng thi với tâm thế tự tin nhất. Hẹn gặp con ở lớp 10 – một nấc thang mới trong hành trình học tập, một cánh cửa mới của tri thức và những giấc mơ!

Các mốc thời gian kỳ thi lớp 10 công lập năm 2025. Nguồn: Trường CVA2