Khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đang triển khai
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đang được thực hiện.
Trước đó, ngày 6/4, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, báo cáo tình hình thực hiện và bố trí vốn đầu tư công do cấp huyện, cấp xã quản lý.

Nhiều dự án dở dang khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính mới
Tuy nhiên, theo tổng hợp bước đầu của Sở Tài chính, nội dung báo cáo của các đơn vị còn nhiều bất cập và chưa đảm bảo theo yêu cầu. Một số huyện, thị xã, thành phố báo cáo chưa chính xác số vốn còn thiếu, thiếu nhiều thông tin, số liệu.
Số dự án chưa triển khai thực hiện còn nhiều; một số dự án có số vốn còn thiếu rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của tỉnh trong thời gian tới.

Cần có cơ chế chuyên tiếp, bàn giao các công trình do xã, huyện làm chủ đầu tư
Để có cơ sở xây dựng phương án bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, tổng hợp tình hình bố trí vốn đầu tư công do cấp huyện, cấp xã quản lý đối với các dự án do cấp huyện, cấp xã quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, trong đó xác định rõ tổng mức đầu tư, số vốn đã bố trí, số vốn còn thiếu của các dự án, báo cáo chậm nhất trong ngày 20/5/2025.

Các địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án trên địa bàn
Đối với các dự án đã quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư nhưng chưa khởi công xây dựng: UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã rà soát, dừng thực hiện dự án chưa thực sự cần thiết, để dồn nguồn lực cho các dự án đang đầu tư dở dang.
Đề xuất phương án bàn giao các dự án do cấp huyện, cấp xã quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, báo cáo UBND tỉnh chậm nhất trong ngày 20/5/2025. Trong đó, đối với dự án do cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư.

Có cơ chế bàn giao, chuyển tiếp các dự án khi sắp xếp đơn vị hành chính mới
Trường hợp dự án nằm trên địa bàn 1 xã mới (sau sắp xếp) thì ưu tiên bàn giao về cho xã mới đó tiếp nhận để tiếp tục đầu tư hoàn thành dự án (nếu có khả năng cân đối nguồn vốn).
Trường hợp dự án (lĩnh vực giao thông, thủy lợi) nằm trên địa bàn 2 xã mới trở lên thì làm rõ khả năng cân đối nguồn vốn, dự kiến tổng nguồn thu dành cho đầu tư công của xã mới trong năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030 và nhu cầu vốn còn thiếu của dự án để đề xuất cho một xã mới quản lý nếu có khả năng cân đối nguồn vốn.

Thanh Hóa thuộc tốp đầu trong tiến độ giải ngân đầu tư công
Trường hợp xã mới không có khả năng cân đối nguồn vốn để tiếp nhận dự án của cấp huyện thì đề xuất bàn giao về cấp tỉnh (đề xuất cụ thể từng dự án cho Ban Quản lý dự án đầu tư (QLDA) xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực KKT Nghi Sơn và các KCN).
Đối với dự án do cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các dự án giao cho UBND cấp huyện, Ban QLDA đầu tư xây dựng cấp huyện làm chủ đầu tư: Chủ đầu tư bàn giao toàn bộ danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn, các nội dung khác và hồ sơ liên quan theo ngành, lĩnh vực sang cho 1 trong 4 Ban Quản lý dự án chuyên ngành và khu vực của tỉnh.
Các dự án giao cho UBND cấp huyện làm chủ đầu tư tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và các sở, ban, ngành cấp tỉnh làm chủ đầu tư tiểu dự án xây lắp: Chủ đầu tư tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng bàn giao toàn bộ tiểu dự án, kế hoạch vốn, xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán và các nội dung khác, hồ sơ liên quan sang cho chủ đầu tư tiểu dự án xây lắp.
Đối với dự án do cấp xã quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp (xã mới) có trách nhiệm tiếp nhận nguyên trạng, kế thừa toàn bộ danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn, nghĩa vụ bố trí vốn để thực hiện, thanh quyết toán, xử lý các kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán và các nội dung khác liên quan đến các chương trình, nhiệm vụ, dự án của các xã trước khi sắp xếp.
Đơn vị hành chính cấp xã không phải sắp xếp (giữ nguyên địa giới hành chính): UBND cấp xã tiếp tục thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án của cấp xã theo quy định của pháp luật và hoàn thành theo kế hoạch.
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo đảm bảo nội dung và thời hạn nêu trên, Đồng thời, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về các nội dung, thông tin, số liệu báo cáo.
Giao Sở Tài chính trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ trì tổng hợp, xây dựng Phương án bàn giao, tiếp nhận các dự án, kế hoạch đầu tư công của cấp xã và cấp huyện, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/5/2025.
Chỉ còn thời gian ngắn nữa, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét giải thể cấp huyện, sáp nhập các xã. Trong khi có các công trình thời gian triển khai, thanh quyết toán kéo dài, qua nhiều địa phương khác nhau. Các Ban QLDA cũng sẽ sáp nhập, giải thể nên cần có kế hoạch cho việc chuyển tiếp, bàn giao các công trình đang dở dang.