Khám phá quy trình sản xuất miến dong tráng tay truyền thống

Xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm miến dong thủ công truyền thống. Không chỉ đơn thuần là một nghề mưu sinh, làm miến dong tại Ngọc Liên còn mang đậm nét văn hóa truyền thống của vùng quê Bắc Trung Bộ.

Củ dong riềng được trồng ở đất đồi Ngọc Lặc, mỗi năm chỉ có 1 vụ và thường được thu hoạch sau khoảng 7,8 tháng. Người dân ở đây cho biết củ dong khi thu hoạch vào tháng 10 âm lịch sẽ cho chất lượng tốt nhất.

Củ dong riềng được trồng ở đất đồi Ngọc Lặc, mỗi năm chỉ có 1 vụ và thường được thu hoạch sau khoảng 7,8 tháng. Người dân ở đây cho biết củ dong khi thu hoạch vào tháng 10 âm lịch sẽ cho chất lượng tốt nhất.

Miến dong Ngọc Liên được làm hoàn toàn từ củ dong riềng tươi, đảm bảo độ nguyên chất và vị ngon tự nhiên. Củ dong sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch và nghiền nhuyễn để tách lấy tinh bột.

Miến dong Ngọc Liên được làm hoàn toàn từ củ dong riềng tươi, đảm bảo độ nguyên chất và vị ngon tự nhiên. Củ dong sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch và nghiền nhuyễn để tách lấy tinh bột.

Điều đặc biệt nhất của miến dong xã Ngọc Liên là được bà con địa phương làm theo phương pháp thủ công, dùng tinh bột dong tráng bánh. Theo bà con cho biết, tráng bánh dong cần phải có sự khéo léo và nhanh tay, phải làm sao cho bánh được dàn đều, mỏng vừa phải.

Điều đặc biệt nhất của miến dong xã Ngọc Liên là được bà con địa phương làm theo phương pháp thủ công, dùng tinh bột dong tráng bánh. Theo bà con cho biết, tráng bánh dong cần phải có sự khéo léo và nhanh tay, phải làm sao cho bánh được dàn đều, mỏng vừa phải.

Bà Trịnh Thị Nhung chia sẻ: "Bí quyết để tráng bánh dong được đều và đạt là khi đổ bánh vào nồi hấp, xoay bột bánh trên nồi đúng 3 vòng để tán đều bột, nếu để quá lâu bánh sẽ chín dính vào môi tán bột và dễ bị rách."

Bà Trịnh Thị Nhung chia sẻ: "Bí quyết để tráng bánh dong được đều và đạt là khi đổ bánh vào nồi hấp, xoay bột bánh trên nồi đúng 3 vòng để tán đều bột, nếu để quá lâu bánh sẽ chín dính vào môi tán bột và dễ bị rách."

Sau khi tráng bánh dong, bà con sẽ mang đi phơi dưới nắng tự nhiên để giữ độ dai và hương vị đặc trưng.

Sau khi tráng bánh dong, bà con sẽ mang đi phơi dưới nắng tự nhiên để giữ độ dai và hương vị đặc trưng.

Vào độ tháng 10 âm lịch là lúc bà con nơi đây tất bật, hối hả sản xuất, tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi để phơi bánh tráng dong và miến cho nhanh khô, giữ được độ dẻo dai và không bị gãy vỡ.

Vào độ tháng 10 âm lịch là lúc bà con nơi đây tất bật, hối hả sản xuất, tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi để phơi bánh tráng dong và miến cho nhanh khô, giữ được độ dẻo dai và không bị gãy vỡ.

Bánh tráng dong sau khi mang đi phơi, đạt độ khô dẻo nhất định sẽ được đem đi cắt thành sợi và phơi thêm một lần nữa.

Bánh tráng dong sau khi mang đi phơi, đạt độ khô dẻo nhất định sẽ được đem đi cắt thành sợi và phơi thêm một lần nữa.

Những sợi miến được phơi trên các giá hoặc khung tre ở sân phơi rộng, nhờ ánh nắng tự nhiên, sợi miến khô đều, giữ được độ trong và độ dai.

Những sợi miến được phơi trên các giá hoặc khung tre ở sân phơi rộng, nhờ ánh nắng tự nhiên, sợi miến khô đều, giữ được độ trong và độ dai.

Miến dong xã Ngọc Liên có màu trắng trong, sợi dai và dù có nấu nhiều lần thì cũng không bị đục nước dùng và nát sợi miến.

Miến dong xã Ngọc Liên có màu trắng trong, sợi dai và dù có nấu nhiều lần thì cũng không bị đục nước dùng và nát sợi miến.

Miến dong thường được dùng để chế biến các món truyền thống như miến xào, miến nấu gà hay miến trộn trong các dịp lễ Tết.

Miến dong thường được dùng để chế biến các món truyền thống như miến xào, miến nấu gà hay miến trộn trong các dịp lễ Tết.

Hiện nay, tại xã Ngọc Liên có khoảng 20 hộ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh miến dong thường xuyên. Không chỉ là một món ăn, miến dong còn là sản phẩm kết tinh từ sự cần cù, khéo léo của người dân Ngọc Lặc, thể hiện tinh thần lao động chăm chỉ và tình yêu quê hương.

Hiện nay, tại xã Ngọc Liên có khoảng 20 hộ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh miến dong thường xuyên. Không chỉ là một món ăn, miến dong còn là sản phẩm kết tinh từ sự cần cù, khéo léo của người dân Ngọc Lặc, thể hiện tinh thần lao động chăm chỉ và tình yêu quê hương.

Phương Đỗ - Hoàng Đông

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/kham-pha-quy-trinh-san-xuat-mien-dong-trang-tay-truyen-thong-240502.htm
Zalo