Khám phá máy dò 'hạt ma' lớn nhất thế giới

Trung Quốc đã xây dựng máy dò hình cầu trong suốt lớn nhất thế giới trị giá 300 triệu USD ở độ sâu 700m dưới lòng đất, để thu thập các hạt neutrino. Đây là loại hạt nhỏ nhất và nhẹ nhất trong số 12 hạt cơ bản tạo nên thế giới vật chất, thường được gọi là 'hạt ma.'

Quả cầu acrylic có chiều cao tương đương 12 tầng với đường kính 35,4m, được chôn sâu trong lớp đá granit của một ngọn đồi ở Khai Bình, thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Đây là phần cốt lõi của Đài quan sát neutrino ngầm Giang Môn (JUNO) do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) và chính quyền Quảng Đông bắt đầu xây dựng vào năm 2015.

Sau khi hoàn thành vào cuối tháng 11 năm nay và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm tới, mỗi ngày, JUNO sẽ thu được khoảng 40 neutrino lò phản ứng, một số neutrino khí quyển, một neutrino địa chất và hàng nghìn neutrino Mặt Trời.

Sau khi hoàn thành vào cuối tháng 11 năm nay và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm tới, mỗi ngày, JUNO sẽ thu được khoảng 40 neutrino lò phản ứng.

Sau khi hoàn thành vào cuối tháng 11 năm nay và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm tới, mỗi ngày, JUNO sẽ thu được khoảng 40 neutrino lò phản ứng.

Ông Wang Yifang, trưởng nhóm nhà khoa học của JUNO cho biết: “Đài quan sát dưới lòng đất này được thiết kế để giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hệ thống phân cấp khối lượng neutrino bằng cách phát hiện neutrino lò phản ứng từ các nhà máy điện hạt nhân Dương Giang và Thái Sơn gần đó với độ phân giải năng lượng chưa từng có là 3%”.

Với dữ liệu thu thập trong 6 năm, ước tính phòng thí nghiệm có thể phát hiện được khoảng 100.000 neutrino.

Ông Cao Jun, Phó Giám đốc thường trực JUNO, cho hay: “Một neutrino này có thể biến thành một loại neutrino khác khi bay. Đặc tính đặc biệt như vậy có thể có tác động lớn đến thế giới tự nhiên và cách vũ trụ tiến hóa. Còn nhiều điều chưa rõ ràng, đó là lý do tại sao chúng ta cần thí nghiệm JUNO để đo đặc tính của neutrino và tìm ra câu trả lời cho các quy tắc cơ bản của thế giới tự nhiên”.

JUNO dự kiến sẽ hoạt động trong ít nhất 30 năm. Theo chuyên gia, việc hiểu được hệ thống phân cấp khối lượng neutrino có ý nghĩa to lớn đối với các mô hình vật lý của vũ trụ, cũng như đối với nghiên cứu về sự tiến hóa của vũ trụ. Đài quan sát ngầm dưới đất này sẽ giúp các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu tiên tiến khác như quan sát những ngôi sao mới, neutrino khí quyển và Mặt Trời.

Trí Đức

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/kham-pha-may-do-hat-ma-lon-nhat-the-gioi-272681.htm
Zalo