Khám phá kỳ quan dưới lòng đất của người Ấn Độ cổ

Với chiều dài 64m, rộng 20m và sâu 27m, giếng bậc thang Rani Ki Vav có tổng cộng 7 tầng ngầm, khiến đây là một trong những công trình cổ có cấu trúc lớn nhất trong loại hình kiến trúc giếng nhiều tầng.

Rani Ki Vav (Giếng nhiều tầng của Hoàng hậu) là một giếng thang có nguồn gốc từ thế kỷ 11, ở thị trấn Patan, bang Gujurat, Ấn Độ. Rani Ki Vav là một kỳ quan kiến trúc độc nhất vô nhị mà nền văn minh Ấn Độ cổ xưa đã để lại cho nhân loại.

Rani Ki Vav (Giếng nhiều tầng của Hoàng hậu) là một giếng thang có nguồn gốc từ thế kỷ 11, ở thị trấn Patan, bang Gujurat, Ấn Độ. Rani Ki Vav là một kỳ quan kiến trúc độc nhất vô nhị mà nền văn minh Ấn Độ cổ xưa đã để lại cho nhân loại.

Công trình này được xây dựng với chức năng của một giếng nước kết hợp đền thờ theo lối kiến trúc ngầm độc đáo, bắt đầu ở mặt đất và dẫn xuống các tầng dưới bằng cầu thang.

Công trình này được xây dựng với chức năng của một giếng nước kết hợp đền thờ theo lối kiến trúc ngầm độc đáo, bắt đầu ở mặt đất và dẫn xuống các tầng dưới bằng cầu thang.

Với chiều dài 64m, rộng 20m và sâu 27m, Rani Ki Vav có tổng cộng 7 tầng ngầm khiến nơi đây là một trong những công trình cổ có quy mô lớn nhất trong loại hình kiến trúc này.

Với chiều dài 64m, rộng 20m và sâu 27m, Rani Ki Vav có tổng cộng 7 tầng ngầm khiến nơi đây là một trong những công trình cổ có quy mô lớn nhất trong loại hình kiến trúc này.

Tầng dưới cùng của Rani Ki Vav là một giếng nước hình trụ tròn có đường kính 30m và sâu 10m.

Tầng dưới cùng của Rani Ki Vav là một giếng nước hình trụ tròn có đường kính 30m và sâu 10m.

Xung quanh các bức tường thành giếng là vô số bức phù điêu được tạo tác hết sức tinh xảo.

Xung quanh các bức tường thành giếng là vô số bức phù điêu được tạo tác hết sức tinh xảo.

Hầu hết các tác phẩm điêu khắc trong lòng giếng thể hiện sự sùng kính đối với thần Vishnu của người Ấn Độ.

Hầu hết các tác phẩm điêu khắc trong lòng giếng thể hiện sự sùng kính đối với thần Vishnu của người Ấn Độ.

Ở tầng cuối còn có một cánh cổng nhỏ dẫn vào một lối đi bí mật dài hơn 30 km dẫn tới thị trấn Sidhpur. Hiện đường hầm này bị vùi lấp bởi bùn đất và đá sỏi.

Ở tầng cuối còn có một cánh cổng nhỏ dẫn vào một lối đi bí mật dài hơn 30 km dẫn tới thị trấn Sidhpur. Hiện đường hầm này bị vùi lấp bởi bùn đất và đá sỏi.

Theo các nhà khảo cổ, Rani Ki Vav được xây dựng trong thời cai trị của triều đại Solanki, vào thế kỷ thứ 11.

Theo các nhà khảo cổ, Rani Ki Vav được xây dựng trong thời cai trị của triều đại Solanki, vào thế kỷ thứ 11.

Do tác động từ dòng chảy của sông Saraswati công trình đã bị ngập trong nước sông cùng phù sa và bị lãng quên trong nhiều thế kỷ.

Do tác động từ dòng chảy của sông Saraswati công trình đã bị ngập trong nước sông cùng phù sa và bị lãng quên trong nhiều thế kỷ.

Đến cuối những năm 1980, Rani Ki Vav mới được các nhà khảo cổ học của Ấn Độ khai quật và tiến hành khôi phục.

Đến cuối những năm 1980, Rani Ki Vav mới được các nhà khảo cổ học của Ấn Độ khai quật và tiến hành khôi phục.

Chính việc nằm dưới nước khiến kiến trúc của công trình với những tác phẩm chạm khắc tinh xảo vẫn được bảo tồn rất tốt, do tránh được tác động của con người và thiên tai.

Chính việc nằm dưới nước khiến kiến trúc của công trình với những tác phẩm chạm khắc tinh xảo vẫn được bảo tồn rất tốt, do tránh được tác động của con người và thiên tai.

Vào năm 2014, Rani Ki Vav đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Vào năm 2014, Rani Ki Vav đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kham-pha-ky-quan-duoi-long-dat-cua-nguoi-an-do-co-post612148.antd
Zalo