Khách thập phương nườm nượp du xuân chùa Thầy
Kết thúc tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, khách thập phương nườm nượp đổ về du xuân tại chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Ghi nhận của PV, lượng người gia tăng đột biến so với ngày thường...
![Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) tọa lạc dưới chân núi Thầy, là ngôi chùa cổ gần 1.000 năm tuổi mang nét kiến trúc cổ kính của Hà Nội. Đây là điểm thu hút du khách thập phương về chiêm bái, đặc biệt vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán và đầu xuân](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/e8a8ead9d09739c96086.jpg)
Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) tọa lạc dưới chân núi Thầy, là ngôi chùa cổ gần 1.000 năm tuổi mang nét kiến trúc cổ kính của Hà Nội. Đây là điểm thu hút du khách thập phương về chiêm bái, đặc biệt vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán và đầu xuân
![Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý và đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích. Phía trước chùa Thầy là sân rộng nhìn ra hồ Long Trì. Ở giữa hồ có thủy đình cổ kính, được ví như viên ngọc rực rỡ trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/dde4de95e4db0d8554ca.jpg)
Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý và đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích. Phía trước chùa Thầy là sân rộng nhìn ra hồ Long Trì. Ở giữa hồ có thủy đình cổ kính, được ví như viên ngọc rực rỡ trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường trở thành sân khấu của các nghệ sĩ múa rối nước vào các ngày lễ hội.
![Năm nay, kết thúc tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, người dân, khách thập phương nườm nượp đổ về đây lễ Phật, du xuân.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/745074214e6fa731fe7e.jpg)
Năm nay, kết thúc tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, người dân, khách thập phương nườm nượp đổ về đây lễ Phật, du xuân.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/faaefbdfc19128cf7180.jpg)
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/743772464808a156f819.jpg)
![Khu vực bán vé trước cổng chùa tấp nập du khách](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/2d2a2a5b1015f94ba004.jpg)
Khu vực bán vé trước cổng chùa tấp nập du khách
![Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa làm say lòng du khách](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/4c124863722d9b73c23c.jpg)
Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa làm say lòng du khách
![Bên trong Thượng điện, nơi đặt tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương) của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/ee95ebe4d1aa38f461bb.jpg)
Bên trong Thượng điện, nơi đặt tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương) của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/7d2367525d1cb442ed0d.jpg)
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/e7e8fc99c6d72f8976c6.jpg)
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/518d49fc73b29aecc3a3.jpg)
!["Chùa Thầy là nơi gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có những đóng góp to lớn cho nhân dân, là ông tổ của bộ môn múa rối nước. Ông đã tu hành ở đây rồi hóa thánh tại một hang đá trên núi Thầy, có tên gọi là hang Thánh Hóa", thuyết minh viên giới thiệu.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/257d3c0c0642ef1cb653.jpg)
"Chùa Thầy là nơi gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có những đóng góp to lớn cho nhân dân, là ông tổ của bộ môn múa rối nước. Ông đã tu hành ở đây rồi hóa thánh tại một hang đá trên núi Thầy, có tên gọi là hang Thánh Hóa", thuyết minh viên giới thiệu.
![Cột cái được làm bằng gỗ pơ mu (Ngọc Am), được các nhà khảo cổ học đánh giá là một trong hai chiếc cột gỗ cổ nhất Việt Nam (cột gỗ còn lại đối diện được làm bằng gỗ chò chỉ). Đây là di sản của ngôi chùa thời Trần còn sót lại, đã 800 năm tuổi, vì lẽ đó, khi đến thăm viếng chùa, người dân, du khách thường chạm tay với ước mong cầu sức khỏe](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/91448f35b57b5c25056a.jpg)
Cột cái được làm bằng gỗ pơ mu (Ngọc Am), được các nhà khảo cổ học đánh giá là một trong hai chiếc cột gỗ cổ nhất Việt Nam (cột gỗ còn lại đối diện được làm bằng gỗ chò chỉ). Đây là di sản của ngôi chùa thời Trần còn sót lại, đã 800 năm tuổi, vì lẽ đó, khi đến thăm viếng chùa, người dân, du khách thường chạm tay với ước mong cầu sức khỏe
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/1add05ac3fe2d6bc8ff3.jpg)
![Thấp hơn gian Thượng điện là Trung điện, Hạ điện, người dân thành tâm dâng lễ, lắng nghe các câu chuyện về Phật pháp](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/03cf1fbe25f0ccae95e1.jpg)
Thấp hơn gian Thượng điện là Trung điện, Hạ điện, người dân thành tâm dâng lễ, lắng nghe các câu chuyện về Phật pháp
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/14c209b333fddaa383ec.jpg)
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/8f289d59a7174e491706.jpg)
![Dâng hương xong, mọi người ra sân chùa chụp ảnh lưu niệm.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/d8d4cba5f1eb18b541fa.jpg)
Dâng hương xong, mọi người ra sân chùa chụp ảnh lưu niệm.
![](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/69707901434faa11f35e.jpg)
![Thủy đình giữa hồ Long Trì được nhiều người chọn chụp ảnh check-in](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/38752904134afa14a35b.jpg)
Thủy đình giữa hồ Long Trì được nhiều người chọn chụp ảnh check-in
![2 cây cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nằm ở 2 bên phía trước của tòa Tiền Đường được nhiều người quan tâm, chụp ảnh. Cầu được Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tiến cúng, xây dựng vào năm 1602. Cầu lát gạch Bát Tràng màu đỏ. Vì kèo kiểu “kèo cầu bốn hàng chân”, khoảng cách giữa hai cột cái 2,7m, cũng chính là chiều rộng của lòng cầu.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/850d937ca932406c1923.jpg)
2 cây cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều nằm ở 2 bên phía trước của tòa Tiền Đường được nhiều người quan tâm, chụp ảnh. Cầu được Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tiến cúng, xây dựng vào năm 1602. Cầu lát gạch Bát Tràng màu đỏ. Vì kèo kiểu “kèo cầu bốn hàng chân”, khoảng cách giữa hai cột cái 2,7m, cũng chính là chiều rộng của lòng cầu.
![Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5-7/3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có công lớn trong việc khởi dựng chùa và là thủy tổ của trò múa rối nước độc đáo. Với những giá trị về lịch sử và văn hóa, lễ hội chùa Thầy đã được Nhà nước chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2024.](https://photo-baomoi.bmcdn.me/w500_r1/2025_02_08_338_51429433/a046b7378d7964273d68.jpg)
Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5-7/3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ Thiền sư Từ Đạo Hạnh - người có công lớn trong việc khởi dựng chùa và là thủy tổ của trò múa rối nước độc đáo. Với những giá trị về lịch sử và văn hóa, lễ hội chùa Thầy đã được Nhà nước chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2024.