Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trong triển khai Nghị quyết 29
Theo đó việc thừa thiếu giáo viên cục bộ dẫn đến tình trạng khó khăn cho các địa phương trong việc giảng dạy và thực hiện mục tiêu đề ra.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác đã có buổi làm việc tại tỉnh
khải sát về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai
Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện Nghị quyết 29, ông Trần Quang Bảo - Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang thông tin qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cùng với đó, địa phương đã ban hành nhiều văn bàn để chỉ đạo và triển khai thực hiện.
Đặc biệt, các chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh đạt mức khá trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và trên mức bình quân chung cả nước, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục Kiên Giang vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, đại diện Sở GD&ĐT Kiên Giang cho biết công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một sổ khu đô thị, khu công nghiệp; thiếu đất cho xây dựng trường học, nhất là ở các thị trấn, thành phố.
Tình trạng quá tải
học sinh
ở các trường mẫu giáo, mầm non; việc thiếu biên chế kéo dài liên tục trong nhiều năm chưa có giải pháp khắc phục; nhiều cơ sở giáo dục mầm non phải hợp đồng giáo viên nhưng cũng chỉ đảm bảo tỉ lệ 1 giáo viên cho một lớp dạy 2 buổi/ngày.
Công tác quản lý Nhà nước, quản trị nhà trường một số nơi còn hạn chế; tình trạng thừa, thiêu giáo viên cục bộ chưa được giải quyêt; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Trước những khó khăn, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan xem xét, bổ sung số lượng người làm việc cho các đơn vị sự nghiệp công lập; kiến nghị Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong thẩm quyền liên quan đến định mức nhà giáo, quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tập trung thực hiện Chương trình GDPT 2018
Đánh giá về những kế quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng khâu tổ chức triển khai của tỉnh kịp thời, đầy đủ, nhận thức được tầm quan trọng của Nghị quyết với đổi mới và phát triển giáo dục.
Qua khảo sát thực tế tại một số trường học, nhận thức, tư tưởng, khí thế của đổi mới đi vào các nhà trường khá sâu. Quá trình triển khai Nghị quyết bước đầu mang lại chuyển biến tích cực, mang lại đổi mới trên địa bàn.
“Trong điều kiện địa bàn rộng, khó khăn nhiều, tỉ lệ đồng bào dân tộc khá cao những kết quả đạt được cho thấy cố gắng lớn”, Bộ trưởng bày tỏ.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả, song với nhấn mạnh “Kiên Giang còn nhiều việc phải làm”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị tỉnh Kiên Giang quan tâm tới một số việc cụ thể. Trong đó, cần tập trung chỉ đạo, tập trung
đầu tư
cho việc triển khai Chương trình GDPT 2018, bởi đây là giai đoạn cần tập trung cao độ nhất.
“Khi công việc nhiều, một số khó khăn như thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất sẽ bộc lộ nhiều hơn. Mong tỉnh xác định thời điểm này cần đầu tư hơn bao giờ hết. Đầu tư đúng lúc hiệu quả đầu tư sẽ lớn hơn”, Bộ trưởng lưu ý.
Về một số kiến nghị của tỉnh Kiên Giang liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng cho biết Bộ GD&ĐT đang tiến hành rà soát sửa đổi và sẽ sớm ban hành.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác đã đến khảo sát thực tế tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THPT Kiên Giang và Trường THCS Minh Lương, huyện Châu Thành
.