Kết nối doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Các chuyên gia kinh tế đánh giá sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của nước ta vẫn còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Do đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hợp tác phát triển cụm liên kết ngành với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố và cả nước.

Thống kê của UBND TP. Hà Nội cho thấy, hiện nay, trên địa bàn có khoảng hơn 900 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, với trên 320 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên khi cung cấp ra thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt lại đối mặt với những nỗi lo khác. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra những thay đổi sâu sắc trong ngành sản xuất. Các doanh nghiệp phải liên tục tìm kiếm các giải pháp để chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh, từ đó thu hút đơn hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đánh giá sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của nước ta vẫn còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Do đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực, kết nối hợp tác phát triển cụm liên kết ngành với doanh nghiệp các tỉnh, thành phố và cả nước.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7,54% trong 6 tháng đầu năm 2024. Đặc biệt, ngành chế biến, chế tạo ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 8,67%, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Điều này cho thấy tiềm năng lớn của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.

Thanh Hiền

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/ket-noi-doanh-nghiep-cong-nghiep-phu-tro-257785.htm
Zalo