Huyện Yên Thủy tuyên truyền pháp luật qua phiên tòa xét xử lưu động

Để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, cũng như tăng cường cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp. Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Yên Thủy tích cực phối hợp Tòa án nhân dân huyện tăng cường hoạt động xét xử lưu động và tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm.

Để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân, cũng như tăng cường cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp. Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Yên Thủy tích cực phối hợp Tòa án nhân dân huyện tăng cường hoạt động xét xử lưu động và tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử lưu động.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử lưu động.

Ngày 20/9, tại trụ sở UBND xã Lạc Thịnh, VKSND huyện Yên Thủy phối hợp Tòa án nhân dân huyện đưa ra xét xử lưu động đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm 2 phiên tòa hình sự.

Vụ án thứ nhất, xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Quách Văn Giang và đồng bọn bị truy tố về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy”, theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 249, Bộ luật Hình sự. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Quách Văn Giang 20 tháng tù về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Vụ án thứ hai, bị cáo Bùi Mạnh Phong bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại điểm a, b, khoản 2, Điều 260, Bộ luật Hình sự và bị cáo Bùi Đan Trường bị truy tố về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 264, Bộ luật Hình sự. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Bùi Mạnh Phong 30 tháng tù, bị cáo Bùi Đan Trường 6 tháng cải tạo không giam giữ.

Tại phiên tòa, các kiểm sát viên giữ vai trò kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đã chủ động xét hỏi, làm rõ các tình tiết, chứng cứ buộc tội, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo và bảo vệ cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Thông qua quá trình xét hỏi, luận tội và tranh tụng, kiểm sát viên đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để những người dự phiên tòa hiểu và rút ra những bài học trong việc giáo dục con em về tác hại của ma túy, những quy định khi tham gia giao thông, các tình huống ứng xử trong cuộc sống, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý của nhà nước đối với các chất gây nghiện, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình, thành khẩn khai báo, tỏ rõ thái độ ăn năn, hối cải. Trên cơ sở xem xét toàn diện tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa cũng như tranh luận, xem xét nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Hội đồng xét xử đã ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; vừa có tác dụng giáo dục cải tạo bị cáo, vừa có tác dụng giáo dục phòng ngừa chung.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, 9 tháng năm 2024, VKSND huyện Yên Thủy thụ lý 53 vụ/89 bị cáo; đã giải quyết 45 vụ/79 bị cáo (xét xử: 43 vụ/62 bị cáo; trả hồ sơ điều tra bổ sung: 2 vụ/17 bị cáo); còn lại 8 vụ/10 bị cáo. Trong đó phối hợp Tòa án nhân dân huyện xét xử lưu động 3 vụ/5 bị cáo.

Đồng chí Bùi Thị Hồng Nhiên, Viện trưởng VKSND huyện Yên Thủy cho biết: Để nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, tăng tính răn đe, phòng ngừa tội phạm từ những phiên tòa lưu động, trước khi tiến hành mở phiên tòa, VKSND huyện giao kiểm sát viên nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng đưa ra xét xử những vụ án có tính chất điển hình. Bên cạnh đó, VKSND huyện phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết như: hội trường xét xử, gửi thông báo cho các đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên đến theo dõi phiên tòa; vận động các đối tượng có nguy cơ phạm tội tại địa phương dự phiên tòa nhằm giáo dục, răn đe, giúp các đối tượng có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật.

Những bản án xử lý thích đáng người phạm tội thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong các phiên tòa xét xử lưu động, đã góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên địa bàn. Từ đó, giúp người dân rút ra những bài học trong quản lý, giáo dục con em phòng tránh những hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao cảnh giác phòng ngừa tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Đỗ Hà

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/317/193985/huyenyen-thuy-tuyen-truyen-phap-luat-qua-phien-toa-xet-xu-luu-dong.htm
Zalo