Huyện Đà Bắc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng
9 tháng năm 2024, huyện Đà Bắc đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa được xây dựng trên cơ sở bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng về kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số (nhà sàn gỗ lợp lá cọ của dân tộc Tày, nhà sàn gỗ lợp mái lá của dân tộc Mường, nhà gỗ trệt đất lợp mái lá của dân tộc Dao), nghề làm giấy dó, dệt thổ cẩm, thêu - in hoa văn, nhuộm chàm…
9 tháng năm 2024, huyện Đà Bắc đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa được xây dựng trên cơ sở bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng về kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số (nhà sàn gỗ lợp lá cọ của dân tộc Tày, nhà sàn gỗ lợp mái lá của dân tộc Mường, nhà gỗ trệt đất lợp mái lá của dân tộc Dao), nghề làm giấy dó, dệt thổ cẩm, thêu - in hoa văn, nhuộm chàm…
Nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Đền Thác Bờ được đưa vào khai thác. Lễ hội Cầu Mường, xã Mường Chiềng và các lễ hội nhỏ ở địa phương như: lễ hội xuống đồng của dân tộc Mường, lễ lập tĩnh (đặt tên) và lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ mừng cơm mới của dân tộc Tày… được duy trì.
Bên cạnh đó, huyện quan tâm tổ chức các hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc Tày, Mường, Dao tại địa phương. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc Dự án 6 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại xóm Sưng, xã Cao Sơn.
Hiện nay, du lịch cộng đồng được tập trung phát triển tại xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Đức Phong và xóm Đoàn Kết, xã Tiền Phong; xóm Sưng, hồ Tằm thuộc xã Cao Sơn; điểm du lịch Đảo Dừa, xã Vầy Nưa. Những tháng đầu năm, huyện đón trên 145.000 lượt khách du lịch, trong đó gần 4.600 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch ước đạt 64 tỷ đồng.