Huy động sức mạnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (NQ04) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, trong 10 chỉ tiêu của NQ04 đã có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra đến năm 2025. Điển hình là có 70% di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của các dân tộc trong tỉnh nằm trong danh mục DSVHPVT quốc gia được BT&PH, vượt 20% so với NQ đề ra.

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa (DSVH) các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (NQ04) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, trong 10 chỉ tiêu của NQ04 đã có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra đến năm 2025. Điển hình là có 70% di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của các dân tộc trong tỉnh nằm trong danh mục DSVHPVT quốc gia được BT&PH, vượt 20% so với NQ đề ra.

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 được tổ chức góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh.

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 được tổ chức góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh.

Theo đó phải kể đến UBND tỉnh đã phối hợp các tỉnh, thành phố có người Mường sinh sống gồm: Phú Thọ, Thanh Hóa, Sơn La, Ninh Bình, Đắk Lắk và TP Hà Nội xây dựng Bộ hồ sơ khoa học quốc gia về DSVH Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách DSVHPVT của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Ngày 31/3/2024, Hồ sơ DSVHPVT quốc gia Mo Mường đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đệ trình đến tổ chức UNESCO xem xét công nhận là DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Ngoài ra, các hoạt động sưu tầm, kiểm kê, tư liệu hóa DSVHPVT đạt được kết quả quan trọng. Từ năm 2021 - 2024, các cơ quan chuyên môn đã phối hợp các địa phương tiến hành kiểm kê DSVHPVT của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, ngoài các DSVH quốc gia đã được công nhận như: Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường; Tri thức dân gian Lịch Đoi (lịch Tre) của người Mường Hòa Bình; Tập quán và tín ngưỡng Keng loóng của người Thái, huyện Mai Châu, tỉnh đã hoàn thiện 2 bộ hồ sơ DSVHPVT "Hát Thường đang, Bộ mẹng dân tộc Mường” và "Kỹ thuật dệt hoa văn cạp váy dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” trình Bộ VH-TT&DL xem xét đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia trong thời gian tới.

Trường Tiểu học Lạc Sỹ (Yên Thủy) chú trọng giáo dục truyền thống và các giá trị văn hóa dân tộc Mường cho học sinh.

Bên cạnh đó, công tác khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa, lễ hội truyền thống được quan tâm. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có 73 lễ hội được đăng ký tổ chức, trong đó chủ yếu là lễ hội dân gian của các dân tộc. Giai đoạn 2021 - 2024, công tác phục dựng các lễ hội dân gian truyền thống được thực hiện có hiệu quả. Một số lễ hội mang bản sắc dân tộc đã được nâng tầm tổ chức với quy mô cấp tỉnh như: Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh; Lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; một số lễ hội được khôi phục và duy trì như: Lễ hội Xên Mường của người Thái, huyện Mai Châu; Lễ hội cấp sắc của người Dao, huyện Đà Bắc và Kim Bôi; Lễ hội Gầu Tào của người Mông, huyện Mai Châu; Lễ hội đình Khênh, Lễ hội đình Cổi, Lễ hội Đu Vôi, huyện Lạc Sơn… Thông qua các hoạt động lễ hội đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút khách du lịch.

Để BT&PH giá trị của các DSVH không thể không kể đến vai trò của các nghệ nhân - người giữ gìn, thực hành và trao truyền di sản cho thế hệ trẻ. Góp phần tôn vinh, động viên, khích lệ những người đang nắm giữ và thực hành các DSVHPVT tiêu biểu của các dân tộc để tích cực tham gia công tác BT&PH DSVH của đồng bào dân tộc thiểu số, công tác xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong các loại hình DSVHPVT và tổ chức tập huấn cho các nghệ nhân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT được quan tâm. Qua 3 lần xét tặng vào các năm 2015, 2018, 2022, toàn tỉnh hiện có 45 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu, gồm 1 Nghệ nhân Nhân dân và 44 Nghệ nhân Ưu tú, trong đó nghệ nhân là người dân tộc thiểu số chiếm 94%.

Công tác trưng bày, giới thiệu các giá trị DSVH dân tộc được đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện. Tỉnh đã cung cấp các tài liệu, hiện vật, mẫu vật cho các đoàn nghiên cứu trong nước và quốc tế như: Viện Khảo cổ học Việt Nam, các đoàn chuyên gia nghiên cứu đến từ Nga, Úc, Nhật Bản; kiểm kê hiện vật định kỳ, 100% hiện vật trong kho bảo đảm an toàn. Tiến hành phục dựng được 6 trống đồng cổ lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh đảm bảo tính kỹ thuật, mỹ thuật, phục vụ công tác bảo quản, lưu trữ, nghiên cứu khoa học và trưng bày. Trong giai đoạn 2021 - 2024, tỉnh đã tiếp nhận bàn giao 139 đơn vị hiện vật từ các tổ chức, cá nhân, gia đình, nâng tổng số hiện vật tại Bảo tàng tỉnh đến nay là 18.050 tài liệu hiện vật.

Cùng với đó, tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng mô hình làng, bản văn hóa truyền thống dân tộc tại các địa phương hướng đến xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa mang tính đặc thù, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là xu thế xây dựng các "bảo tàng sống” trong cộng đồng dân cư để BT&PH hiệu quả các DSVH. Các cấp, ngành đã nghiên cứu, sưu tầm phục hồi giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống của dân tộc như: dệt thổ cẩm, nhạc cụ, dân ca, dân vũ, ẩm thực, rượu cần... góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Một số mô hình làng, bản văn hóa truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch có hiệu quả tiêu biểu như: Bản Lác, bản Văn, bản Pom Coọng, bản Bước, bản Hịch (Mai Châu); xóm Đá Bia, xóm Ké, xóm Sưng (Đà Bắc); xóm Ngòi, xóm Chiến (Tân Lạc)…

Đặc biệt, thời gian gần đây, các câu lạc bộ (CLB) hát dân ca, dân vũ, dân nhạc được thành lập, đi vào hoạt động ổn định, góp phần BT&PT các giá trị DSVH các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tiêu biểu có các CLB hát dân ca, Mo Mường, Chiêng Mường, nhạc cụ truyền thống dân tộc, hát thường đang, bộ mẹng, múa Keng loóng… Đến nay, toàn tỉnh có 1.482 đội văn nghệ ở các thôn, xóm, tổ dân phố được thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên, góp phần truyền dạy, BT&PH các DSVH cho thế hệ trẻ.

Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tỉnh đã huy động nguồn lực cho công tác BT&PH giá trị DSVH các dân tộc. Đặc biệt, tỉnh đã dành nguồn lực triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình”, giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ngoài vốn sự nghiệp và vốn đầu tư công, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được huy động để thực hiện nhiệm vụ BT&PH giá trị DSVH các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ, hỗ trợ kinh phí đầu tư cho BT&PH giá trị các DSVH của các dân tộc đang được tỉnh khuyến khích.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: chưa có nhiều giải pháp hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện BT&PH giá trị DSVH các dân tộc trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia BT&PH giá trị DSVH các dân tộc ở một số địa phương chưa có sức lan tỏa rộng, thiếu chiều sâu, hiệu quả chưa cao. Ý thức chấp hành pháp luật về nhiệm vụ này của một bộ phận người dân còn hạn chế. Tình trạng lấn chiếm đất đai, lòng hồ để xây dựng các hạng mục phụ trợ tại một số di tích chưa được xử lý triệt để. Công tác vệ sinh môi trường, xử lý, thu gom rác thải ở một số di tích thực hiện chưa tốt. Chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với các di tích có giá trị, có tiềm năng phát triển thành các điểm du lịch để thu hút du khách…

Từ những hạn chế, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của NQ04, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác giữ gìn, BT&PH giá trị DSVH. Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát tiến độ thực hiện các mục tiêu theo NQ04 để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác BT&PH giá trị DSVH các dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn tới, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Các cấp, ngành tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể để BT&PH giá trị DSVH các dân tộc, gắn với xây dựng mô hình các CLB BT&PH giá trị DSVH ở cơ sở. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý di tích, phân công trách nhiệm quản lý, bảo vệ cụ thể đến cấp xã nơi có di sản. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình”. Đẩy mạnh phong trào thi đua "BT&PH giá trị DSVH của các dân tộc”, lồng ghép với triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bố trí kinh phí để thực hiện BT&PH giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng chính sách, cơ chế tài chính đặc thù để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng sản phẩm văn hóa chất lượng cao. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, lập dự án, triển khai các dự án thực hiện công tác BT&PH giá trị DSVH trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Nâng cao hiệu quả các giá trịvăn hóa truyền thống

Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hòa Bình

Trong những năm qua, công tác BT&PH những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được tỉnh quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021: "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn…”. Quan điểm của cố Tổng Bí thư là kim chỉ nam quan trọng, định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Quan điểm ấy đã tiếp thêm động lực để đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa luôn nỗ lực, không ngừng tiến lên phía trước, với quyết tâm và khát vọng chấn hưng, xây dựng thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thời gian tới, ngành VH-TT&DL tiếp tục tham mưu cho tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp để BT&PH giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Giáo dục truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ Nguyễn Minh Hồng

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Lạc

Xác định di sản văn hóa là tài sản cần tăng cường quản lý, bảo vệ và khai thác trở thành sản phẩm phục vụ phát triển du lịch, KT-XH của địa phương, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch được huyện Tân Lạc chú trọng. Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm giáo dục truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường cho thế hệ trẻ tại các trường học. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1349/QĐ-UBND, ngày 28/6/2019 của UBND tỉnh về Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Hiện nay, trong toàn huyện có 96 giáo viên học tiếng Mường; xây dựng 2 mô hình "Dạy học tích hợp liên môn gắn với trải nghiệm thực tế du lịch cộng đồng” tại Trường THPT Tân Lạc, Trường TH&THCS Phong Phú; thành lập và duy trì 26 CLB "Em yêu các làn điệu dân ca”. Năm học 2022-2023, Trường PTDTNT THCS&THPT huyện xây dựng đề tài nghiên cứu "Tìm hiểu và giữ gìn phong tục Tết năm mới của người Mường huyện Tân Lạc” đạt giải nhất cấp tỉnh và giải Triển vọng cấp quốc gia…

Tự hào trên quê hương có di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh

Bùi Thị Huyện, Xã Yên Phú (Lạc Sơn)

Tôi tự hào sinh ra và lớn lên ở vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng. Mường Vang là một trong bốn Mường lớn của tỉnh, cũng là nơi có nhiều di tích khảo cổ học tiêu biểu cho nền Văn hóa Hòa Bình thời kỳ tiền sử; có Mái đá Làng Vành, xã Yên Phú và Hang xóm Trại, xã Tân Lập được đánh giá là di tích quan trọng bậc nhất, tiêu biểu cho nền Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam và Đông Nam Á. Vừa qua, di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành đã được trao Bằng công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đầu tiên của tỉnh.

Là người dân sống trên địa bàn có di tích, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành tiếp tục quan tâm đầu tư tôn tạo, nâng cấp trở thành một quần thể bảo tồn Văn hóa Hòa Bình thời kỳ tiền sử; đầu tư xây dựng bảo tàng; triển khai quy hoạch xúc tiến đầu tư quảng bá du lịch, đưa vào khai thác giá trị của di tích. Chúng tôi rất mừng khi tỉnh đang được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là DSVH thế giới đối với 2 di tích trên.

Hương Lan

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/196029/huy-dong-suc-manh-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa.htm
Zalo