Huế: Nghi lễ Thưởng Tiêu trong Hoàng cung

Sáng 22/1 (23 tháng Chạp), Trung tâm bảo tồn di tích Huế đã thực hiện nghi lễ Thưởng Tiêu trong Hoàng cung.

Theo quan niệm truyền thống dân gian ở Việt Nam, việc dựng cây nêu ngày Tết với ý nghĩa để xua đuổi ma quỷ và những điều không may trong năm cũ, cầu mong một năm mới bình an, tốt lành.

Theo quan niệm truyền thống dân gian ở Việt Nam, việc dựng cây nêu ngày Tết với ý nghĩa để xua đuổi ma quỷ và những điều không may trong năm cũ, cầu mong một năm mới bình an, tốt lành.

Một trong những nghi lễ cung đình ở Kinh đô Huế thời xưa, lễ Dựng nêu hay còn gọi Thưởng tiêu là một nghi thức đặc biệt để kết thúc một năm cũ, chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, cũng là một hiệu lệnh để người dân được biết Xuân đã về và chỉ khi cây nêu ở Thế Tổ Miếu được dựng lên thì người dân xung quanh mới có thể bắt đầu dựng nêu.

Một trong những nghi lễ cung đình ở Kinh đô Huế thời xưa, lễ Dựng nêu hay còn gọi Thưởng tiêu là một nghi thức đặc biệt để kết thúc một năm cũ, chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, cũng là một hiệu lệnh để người dân được biết Xuân đã về và chỉ khi cây nêu ở Thế Tổ Miếu được dựng lên thì người dân xung quanh mới có thể bắt đầu dựng nêu.

Theo điểu lệ của Triều Nguyễn lễ dựng nêu là khởi đầu dịp nghỉ Tết của toàn bộ triểu đình, thời vua Minh mạng quy định bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp thì ngừng tiếp nhận văn thư, cất ấn tín (quan bửu) và làm lễ dựng nêu.

Theo điểu lệ của Triều Nguyễn lễ dựng nêu là khởi đầu dịp nghỉ Tết của toàn bộ triểu đình, thời vua Minh mạng quy định bắt đầu từ ngày 25 tháng Chạp thì ngừng tiếp nhận văn thư, cất ấn tín (quan bửu) và làm lễ dựng nêu.

Lễ dựng nêu đầu tiên là ở trước điện Thái Hòa trong Hoàng cung do đích thân nhà vua chủ trì, sau đó các hoàng thân, hoàng tử đi làm lễ tương tự tại các miếu thờ, đàn tế, lăng tẩm tổ tiên... mục đích ban đầu của dựng nêu là để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những thần linh để phù hộ cho gia quyến được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng là để cầu cho mưa thuận gió hóa, cho muôn dân làm ăn thuận lợi.

Lễ dựng nêu đầu tiên là ở trước điện Thái Hòa trong Hoàng cung do đích thân nhà vua chủ trì, sau đó các hoàng thân, hoàng tử đi làm lễ tương tự tại các miếu thờ, đàn tế, lăng tẩm tổ tiên... mục đích ban đầu của dựng nêu là để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những thần linh để phù hộ cho gia quyến được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng là để cầu cho mưa thuận gió hóa, cho muôn dân làm ăn thuận lợi.

Dàn nhạc lễ cung đình tại nghi lễ Thưởng Tiêu

Dàn nhạc lễ cung đình tại nghi lễ Thưởng Tiêu

Nghi thức rước nêu bắt đầu từ cửa Hiển Nhơn với 10 người lính trong trang phục chỉnh tề vác cây nêu.

Nghi thức rước nêu bắt đầu từ cửa Hiển Nhơn với 10 người lính trong trang phục chỉnh tề vác cây nêu.

Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của Tiểu nhạc tiến vào Hoàng cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu.

Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của Tiểu nhạc tiến vào Hoàng cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu.

10 người lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên báo hiệu ngày Tết đã đến trong Hoàng cung.

10 người lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên báo hiệu ngày Tết đã đến trong Hoàng cung.

Đoàn rước đi trong nắng xuân rực rỡ

Đoàn rước đi trong nắng xuân rực rỡ

Ở cố đô Huế, việc phục dựng lại lễ Dựng nêu trong Hoàng cung đã tạo ra một hiệu ứng tích cực, không chỉ là việc khôi phục một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn góp phần làm phong phú các hoạt động ngày Tết, lôi cuốn sự tham gia của du khách và cộng đồng người dân địa phương.

Ở cố đô Huế, việc phục dựng lại lễ Dựng nêu trong Hoàng cung đã tạo ra một hiệu ứng tích cực, không chỉ là việc khôi phục một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn góp phần làm phong phú các hoạt động ngày Tết, lôi cuốn sự tham gia của du khách và cộng đồng người dân địa phương.

Ngoài Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này nhiều địa chỉ văn hóa của Huế cũng đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này bằng nghi thức dựng nêu được tổ chức trang trọng.

Ngoài Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này nhiều địa chỉ văn hóa của Huế cũng đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này bằng nghi thức dựng nêu được tổ chức trang trọng.

Du khách ghi lại hình ảnh cây nêu được dựng lên trong nắng xuân rực rỡ tại hoàng cung Huế báo hiệu một mùa xuân đã đến.

Du khách ghi lại hình ảnh cây nêu được dựng lên trong nắng xuân rực rỡ tại hoàng cung Huế báo hiệu một mùa xuân đã đến.

CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/hue-nghi-le-thuong-tieu-trong-hoang-cung-post1150381.vov
Zalo