Hội thảo về xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Thời kỳ công nghệ số đã có tác động quan trọng, to lớn đến phát triển toàn diện xã hội và văn hóa ở châu Á.

hơn 150 đại biểu quốc tế, Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số. (Ảnh: Đại Dương)

hơn 150 đại biểu quốc tế, Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số. (Ảnh: Đại Dương)

Ngày 22/11, tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Trường Cao đẳng huế phối hợp Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hóa (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ 7 về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số (trong chủ đề chung là Ngôn ngữ, Xã hội và Văn hóa trong bối cảnh châu Á).

Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh cả thế giới bước vào thời kỳ số hóa, đáp ứng chủ trương của Đảng, Chính phủ về “lấy khoa học công nghệ làm trọng tâm đổi mới, đưa đất nước chuyển sang nền kinh tế số, kinh tế xanh”, dưới sự chủ trì của đội ngũ chuyên gia có uy tín từ Hoa Kỳ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản và Ủy ban Điều phối khoa học của UNESCO với các công trình nghiên cứu trình bày có chất lượng cao.

 Nhiều vấn đề quan trọng tập trung bối cảnh công nghệ số tác động đến xã hội và văn hóa châu Á được trình bày tại Hội thảo.

Nhiều vấn đề quan trọng tập trung bối cảnh công nghệ số tác động đến xã hội và văn hóa châu Á được trình bày tại Hội thảo.

Với hơn 150 đại biểu quốc tế, Việt Nam với 160 tham luận khoa học đăng ký, 90 tham luận được chọn trình bày, Hội thảo tập trung các chủ đề trong bối cảnh công nghệ số như: Giáo dục và công nghệ số, dạy/học ngoại ngữ, giáo dục đa văn hóa ở châu Á; Vai trò của công nghệ số trong việc bảo vệ ngôn ngữ; Các xu hướng triết học hiện đại; Kinh tế châu Á trong bối cảnh công nghệ số; Trao quyền cho phụ nữ thông qua hiểu biết về công nghệ số; Quản trị thông qua công nghệ số và sự tham gia của người dân để phát triển bền vững; Văn hóa công nghệ số ở châu Á…

Đặc biệt có 3 diễn giả chính là các giáo sư đến từ các trường Đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam với các chủ đề thời sự, khoa học, thực tiễn như “Đa ngôn ngữ và trí tuệ nhân tạo AI cho sự phát triển bền vững lâu dài ở châu Á” – GS Prabhakar Rao Jandhyala, Đại học Hyderabab; “Các nguồn tài nguyên số hỗ trợ việc học tiếng Anh qua những giai đoạn từ: Cổ, Trung đến Hiện đại” – GS Ted Morrissey, Đại học Lindenwood; “Thực tiễn giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam, nhìn từ chính sách và thực tiễn triển khai” – PGS.TS Phạm Thị Hồng Nhung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.

 Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) phát biểu chúc mừng Hội thảo.

Ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) phát biểu chúc mừng Hội thảo.

Ngoài ra, hội thảo còn có các sự kiện khoa học bên lề như buổi trao đổi về “Nghiên cứu khoa học trong bối cảnh công nghệ số” của PGS.TS Đỗ Lai Thúy đến từ Viện Nhân học Văn hóa, Hà Nội với đại biểu, giảng viên, sinh viên; trao đổi và thỏa thuận, ký kết hợp tác khoa học song phương và đa phương giữa các trường và Viện nghiên cứu tại Việt Nam với thế giới.

TS Hoàng Bảo Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Huế cho biết, với mục đích tạo diễn đàn quốc tế, Hội thảo phân tích thảo luận về tác động bối cảnh công nghệ số, vai trò quan trọng của công nghệ số trong ứng dụng và phát triển toàn diện xã hội, văn hóa châu Á bền vững.

 Từ ngày 22-24/11, Hội thảo phân tích thảo luận về tác động bối cảnh công nghệ số, vai trò quan trọng của công nghệ số trong ứng dụng và phát triển toàn diện xã hội, văn hóa châu Á bền vững. (Ảnh; Đại Dương)

Từ ngày 22-24/11, Hội thảo phân tích thảo luận về tác động bối cảnh công nghệ số, vai trò quan trọng của công nghệ số trong ứng dụng và phát triển toàn diện xã hội, văn hóa châu Á bền vững. (Ảnh; Đại Dương)

“Đó là những tác động có ích lẫn mặt trái của cuộc cách mạng công nghệ thời đại trí tuệ nhân tạo, trong bảo vệ, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục, môi trường, đa dạng kinh tế, trao quyền cho phụ nữ, trong xây dựng các chính sách và hướng dẫn toàn diện để phát triển và bảo vệ lợi ích của xã hội và người dân.

Hội thảo sẽ phân tích, xác định các đặc trưng làm nên sức mạnh của xã hội châu Á như cơ cấu xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ, phong phú, đa dạng, năng động… của các quốc gia này” - TS Hoàng Bảo Hùng cho hay.

Đại Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/hoi-thao-ve-xa-hoi-va-van-hoa-o-chau-a-trong-thoi-ky-cong-nghe-so-post709623.html
Zalo