Hội nghị quốc tế về triển vọng cung, cầu và giá dầu khí

Những lo ngại về nhu cầu dầu mỏ yếu ở châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc, và việc hoãn kế hoạch tăng nguồn cung của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) sẽ là chủ đề chính trong Hội nghị thường niên APPEC 2024 do S&P Global Commodity Insights tổ chức vào thứ Hai tuần tới (9/9) tại Singapore.

Hội nghị thường niên APPEC 2024 do S&P Global Commodity Insights tổ chức vào thứ Hai tuần tới (9/9) tại Singapore. (Ảnh: AFP)

Hội nghị thường niên APPEC 2024 do S&P Global Commodity Insights tổ chức vào thứ Hai tuần tới (9/9) tại Singapore. (Ảnh: AFP)

Hội nghị này sẽ có sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu từ hơn 50 quốc gia để thảo luận về triển vọng cung, cầu và giá dầu khí. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh giá dầu toàn cầu giảm, mặc dù căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, nhưng giá dầu vẫn bị kìm hãm bởi sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu từ hai quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ.

Tuần này, biên lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu ở châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất theo mùa kể từ năm 2020 do nguồn cung dầu diesel và xăng tăng sau mùa du lịch hè kết thúc.

Amrita Sen, người sáng lập và giám đốc nghiên cứu tại công ty tư vấn Energy Aspects, cho rằng nhu cầu dầu từ Trung Quốc sẽ là điểm chính trong cuộc thảo luận.

Trong tuần này, hợp đồng tương lai dầu Brent giảm xuống mức 70 USD/thùng mặc dù hoạt động khai thác dầu tại Libya bị gián đoạn và OPEC+ quyết định hoãn việc tăng nguồn cung dầu mỏ thêm 2 tháng.

Saul Kavonic, nhà phân tích năng lượng tại MST Marquee cho rằng: “Hiện tại, mức tăng trưởng nguồn cung năm 2025 từ bên ngoài OPEC+ bằng với mức tăng trưởng nhu cầu. Vì vậy, nếu OPEC+ bãi bỏ cắt giảm nguồn cung sẽ khiến thị trường bị thừa dầu và giá dầu có thể giảm.

“Điều này cũng có nghĩa là bất kỳ sự suy yếu nào về nhu cầu dầu thì OPEC+ cũng phải cắt giảm sâu mức mục tiêu sản lượng hơn nữa dù nó đã ở mức thấp kỷ lục".

Các nhà phân tích cho biết cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ cũng sẽ là chủ đề quan trọng tại APPEC.

Warren Patterson, giám đốc nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Ngân hàng ING, cho biết: “Tôi nghĩ rằng mọi người đều nhận thấy rằng ông Trump sẽ là yếu tố làm giá dầu giảm. Nhưng đừng quên rằng ông ấy có khả năng sẽ có quan điểm cứng rắn hơn đối với Iran”.

“Vì vậy, khả năng thi hành lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn đối với Iran. Điều đó có thể thay đổi cân bằng khá mạnh mẽ cho năm tới".

Trong khi đó, bà Sen của Energy Aspect cho biết, sự mạnh mẽ của các chỉ số giá dầu Brent và WTI của Mỹ so với Dubai của Trung Đông đã khiến các nhà giao dịch ngạc nhiên.

Bà nói thêm: “Năm nay, các thương nhân phương Đông không kiếm được tiền, vì vậy tôi nghĩ đây sẽ là một năm thú vị”.

Nh.Thạch

AFP

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/hoi-nghi-quoc-te-ve-trien-vong-cung-cau-va-gia-dau-khi-717080.html
Zalo