Học sinh TP.HCM xắn quần, lội bùn cấy lúa giữa sân trường

Học sinh khối 6 Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, vừa trải qua tiết học thú vị khi được cấy lúa giữa sân trường.

 Sáng 2-1, học sinh lớp 6, Trường THCS Hà Huy Tập đã có tiết học ngoài trời rất thú vị.

Sáng 2-1, học sinh lớp 6, Trường THCS Hà Huy Tập đã có tiết học ngoài trời rất thú vị.

 Sau những bài học về phân loại thực vật, thực hành quan sát sinh vật, cô Trần Thị Hải, giáo viên khoa học tự nhiên đã tổ chức cho học sinh tiết học này để các em có dịp quan sát cây lúa và thực hiện cấy lúa giữa sân trường.

Sau những bài học về phân loại thực vật, thực hành quan sát sinh vật, cô Trần Thị Hải, giáo viên khoa học tự nhiên đã tổ chức cho học sinh tiết học này để các em có dịp quan sát cây lúa và thực hiện cấy lúa giữa sân trường.

 Tiết học bắt đầu bằng việc hai bạn Bảo Hân và Hạnh Nguyên giới thiệu một cách tổng quát và chi tiết về cây lúa. Để học trò hiểu rõ về cây lúa, trường đã chuẩn bị một ruộng lúa nhỏ để các em có thể cấy lúa giữa sân trường.

Tiết học bắt đầu bằng việc hai bạn Bảo Hân và Hạnh Nguyên giới thiệu một cách tổng quát và chi tiết về cây lúa. Để học trò hiểu rõ về cây lúa, trường đã chuẩn bị một ruộng lúa nhỏ để các em có thể cấy lúa giữa sân trường.

 Để tiết kiệm thời gian cũng như kịp tiến độ thu hoạch lúa vào dịp tháng 3, các thầy cô đã lên huyện Củ Chi chọn những cây lúa đã cứng cáp, trưởng thành để các em cấy. Cô Lê Thị Thì Quyên, Bí thư chi đoàn, giáo viên lịch sử địa lý cấy lúa cho học sinh xem.

Để tiết kiệm thời gian cũng như kịp tiến độ thu hoạch lúa vào dịp tháng 3, các thầy cô đã lên huyện Củ Chi chọn những cây lúa đã cứng cáp, trưởng thành để các em cấy. Cô Lê Thị Thì Quyên, Bí thư chi đoàn, giáo viên lịch sử địa lý cấy lúa cho học sinh xem.

 Đối với học sinh TP.HCM, việc cấy lúa khá xa lạ. Vì thế, khi được chứng kiến công việc này ngay giữa sân trường lại có cơ hội trải nghiệm nên nhiều em hăng hái tham gia. Cô Quyên hướng dẫn học trò cách cấy lúa sao cho đúng.

Đối với học sinh TP.HCM, việc cấy lúa khá xa lạ. Vì thế, khi được chứng kiến công việc này ngay giữa sân trường lại có cơ hội trải nghiệm nên nhiều em hăng hái tham gia. Cô Quyên hướng dẫn học trò cách cấy lúa sao cho đúng.

 Cô Quyên hướng dẫn các em cách cầm cây lúa, cấy lúa sao cho cây thẳng đứng và thẳng hàng với nhau.

Cô Quyên hướng dẫn các em cách cầm cây lúa, cấy lúa sao cho cây thẳng đứng và thẳng hàng với nhau.

 Không chỉ học sinh nữ, học sinh nam cũng rất thích thú với hoạt động cấy lúa giữa sân trường.

Không chỉ học sinh nữ, học sinh nam cũng rất thích thú với hoạt động cấy lúa giữa sân trường.

 Ban đầu Phạm Ngọc Hồng Hà còn sợ bị dơ áo quần chưa dám đăng ký trải nghiệm. Tuy nhiên, sau khi thấy các bạn làm, được cô động viên, em tự tin thử sức. "Một trải nghiệm thật thú vị. Qua hoạt động này đã giúp em hiểu được công việc của người nông dân. Công việc này vất vả và không dễ dàng chút nào" - Hà cười bảo.

Ban đầu Phạm Ngọc Hồng Hà còn sợ bị dơ áo quần chưa dám đăng ký trải nghiệm. Tuy nhiên, sau khi thấy các bạn làm, được cô động viên, em tự tin thử sức. "Một trải nghiệm thật thú vị. Qua hoạt động này đã giúp em hiểu được công việc của người nông dân. Công việc này vất vả và không dễ dàng chút nào" - Hà cười bảo.

 Sau khi được các cô hướng dẫn, Nguyễn Khải An, học sinh lớp 6/12 mạnh dạn tham gia trong khi nhiều bạn khác thấy bùn đã sợ. "Không phải đi xa TP, ngay giữa sân trường, em đã được trải nghiệm công việc của một người nông dân. Hoạt động này giúp em được tìm hiểu, khám phá về kiến thức nông nghiệp qua đó trân quý hơn công sức của người nông dân đã làm ra hạt lúa" - An nói.

Sau khi được các cô hướng dẫn, Nguyễn Khải An, học sinh lớp 6/12 mạnh dạn tham gia trong khi nhiều bạn khác thấy bùn đã sợ. "Không phải đi xa TP, ngay giữa sân trường, em đã được trải nghiệm công việc của một người nông dân. Hoạt động này giúp em được tìm hiểu, khám phá về kiến thức nông nghiệp qua đó trân quý hơn công sức của người nông dân đã làm ra hạt lúa" - An nói.

 Cô Hải cho biết việc mở rộng không gian lớp học sẽ giúp các em đỡ nhàm chán. Hơn nữa, khi được quan sát thực tế, học sinh sẽ nhớ và hiểu bài hơn. Điều này phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Qua tiết học này, học trò sẽ biết về cây lúa, các công đoạn để làm nên hạt lúa để từ đó trân quý hơn hạt gạo đang ăn mỗi ngày.

Cô Hải cho biết việc mở rộng không gian lớp học sẽ giúp các em đỡ nhàm chán. Hơn nữa, khi được quan sát thực tế, học sinh sẽ nhớ và hiểu bài hơn. Điều này phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Qua tiết học này, học trò sẽ biết về cây lúa, các công đoạn để làm nên hạt lúa để từ đó trân quý hơn hạt gạo đang ăn mỗi ngày.

 Theo cô Hải, sau khi cây lúa được trồng xuống sẽ được chăm sóc mỗi ngày để lúa phát triển. Sau 3 tháng, lúa trổ đòng và chín, trường sẽ tổ chức hoạt động để các em được thu hoạch lúa. Những trải nghiệm tưởng chỉ có ở quê hay tại các khu du lịch sinh thái thì nay ngay giữa sân trường, các em đã có thể trải nghiệm.

Theo cô Hải, sau khi cây lúa được trồng xuống sẽ được chăm sóc mỗi ngày để lúa phát triển. Sau 3 tháng, lúa trổ đòng và chín, trường sẽ tổ chức hoạt động để các em được thu hoạch lúa. Những trải nghiệm tưởng chỉ có ở quê hay tại các khu du lịch sinh thái thì nay ngay giữa sân trường, các em đã có thể trải nghiệm.

NGUYỄN QUYÊN

Nguồn PLO: https://plo.vn/hoc-sinh-tphcm-xan-quan-loi-bun-cay-lua-giua-san-truong-post828112.html
Zalo