Hồ chứa nước hơn 553 tỷ đồng ở Kon Tum trễ hẹn về đích, cả nghìn hộ dân chờ đợi

Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei (huyện Ron Rẫy, tỉnh Kon Tum) có tổng vốn đầu tư hơn 553 tỷ đồng vẫn ngổn ngang dù quá hạn bàn giao 1 năm.

Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt vào tháng 10/2018. Mục tiêu của dự án là đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 2.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đắk Blà (TP Kon Tum) và xã Đắk Ruồng, xã Đắk Tờ Re (huyện Kon Rẫy), tạo nguồn nước sinh hoạt cho hơn 35.000 nhân khẩu.

Dự án Hồ chứa nước Đăk Pokei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt vào tháng 10/2018. Mục tiêu của dự án là đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 2.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Đắk Blà (TP Kon Tum) và xã Đắk Ruồng, xã Đắk Tờ Re (huyện Kon Rẫy), tạo nguồn nước sinh hoạt cho hơn 35.000 nhân khẩu.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 553 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN&PTNT) làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 553 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN&PTNT) làm chủ đầu tư.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2018 đến năm 2020, có tổng mức đầu tư hơn 434 tỷ đồng. Giai đoạn này xây dựng cụm công trình đầu mối; hệ thống kênh chính, kênh nhánh; hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt; đường thi công quản lý vận hành để đảm bảo phục vụ cấp nước tưới 1.600 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt 15.000 người dân xã Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re thuộc huyện Kon Rẫy.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2018 đến năm 2020, có tổng mức đầu tư hơn 434 tỷ đồng. Giai đoạn này xây dựng cụm công trình đầu mối; hệ thống kênh chính, kênh nhánh; hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt; đường thi công quản lý vận hành để đảm bảo phục vụ cấp nước tưới 1.600 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt 15.000 người dân xã Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re thuộc huyện Kon Rẫy.

Còn giai đoạn 2 (đầu tư sau năm 2020 khi cân đối được nguồn) có tổng vốn đầu tư 118 tỷ đổng, sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại của dự án nhằm đảm bảo mục tiêu phục vụ cấp nước tưới thêm 400 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho 20.000 người dân xã Đăk Blà, TP Kon Tum.

Còn giai đoạn 2 (đầu tư sau năm 2020 khi cân đối được nguồn) có tổng vốn đầu tư 118 tỷ đổng, sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục còn lại của dự án nhằm đảm bảo mục tiêu phục vụ cấp nước tưới thêm 400 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho 20.000 người dân xã Đăk Blà, TP Kon Tum.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh này, vì một số lý do nên giai đoạn 1 được điều chỉnh hoàn thành vào 31/12/2023. Thế nhưng, đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành, hàng chục nghìn hộ dân vẫn đang ngóng chờ nước sạch và nước tưới tiêu.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh này, vì một số lý do nên giai đoạn 1 được điều chỉnh hoàn thành vào 31/12/2023. Thế nhưng, đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành, hàng chục nghìn hộ dân vẫn đang ngóng chờ nước sạch và nước tưới tiêu.

Tại công trình còn ngổn ngang, lác đác vài công nhân đang làm việc.

Tại công trình còn ngổn ngang, lác đác vài công nhân đang làm việc.

Vật liệu xây dựng vứt la liệt khắp công trình.

Vật liệu xây dựng vứt la liệt khắp công trình.

Theo đơn vị này, có nhiều nguyên nhân khiến dự án chưa thể hoàn thành, đưa vào vận hành khai thác

Theo đơn vị này, có nhiều nguyên nhân khiến dự án chưa thể hoàn thành, đưa vào vận hành khai thác

Cụ thể, trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng của thông tin vùng dự án bị phóng xạ nên việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường kéo dài dẫn đến tháng 12/2019 mới phê duyệt được thiết kế và công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phải thực hiện trong năm 2020.

Cụ thể, trong quá trình thực hiện do ảnh hưởng của thông tin vùng dự án bị phóng xạ nên việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường kéo dài dẫn đến tháng 12/2019 mới phê duyệt được thiết kế và công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phải thực hiện trong năm 2020.

Ngoài ra, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021 phức tạp, giá vật liệu trong năm 2021 biến động lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. “Cùng với đó, các nhà thầu trong tỉnh lần đầu tiên thi công một công trình thủy lợi lớn, chiều cao đập quá cao nên công tác tổ chức thi công rất lúng túng, không khoa học; liên danh ba nhà thầu cùng thi công trên một mặt bằng nhỏ nên chồng chéo, nhiều lúc gây cản trở cho nhau”, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh nêu trong báo cáo giải trình liên quan dự án.

Ngoài ra, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021 phức tạp, giá vật liệu trong năm 2021 biến động lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. “Cùng với đó, các nhà thầu trong tỉnh lần đầu tiên thi công một công trình thủy lợi lớn, chiều cao đập quá cao nên công tác tổ chức thi công rất lúng túng, không khoa học; liên danh ba nhà thầu cùng thi công trên một mặt bằng nhỏ nên chồng chéo, nhiều lúc gây cản trở cho nhau”, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh nêu trong báo cáo giải trình liên quan dự án.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Kon Tum, hiện đã lắp đặt xong hệ thống cơ khí đầu mối. Dự kiến trong quý 1/2025, cơ quan này sẽ thực hiện các thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Kon Tum, hiện đã lắp đặt xong hệ thống cơ khí đầu mối. Dự kiến trong quý 1/2025, cơ quan này sẽ thực hiện các thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/ho-chua-nuoc-hon-553-ty-dong-o-kon-tum-tre-hen-ve-dich-ca-nghin-ho-dan-cho-doi-ar912020.html
Zalo