Hình vẽ khắc trên đá 12.000 tuổi hé lộ nền văn minh cổ

Hai nhà thám hiểm đã phát hiện hàng nghìn hình vẽ khắc trên đá có niên đại khoảng 12.000 tuổi ở vùng Konkan, Ấn Độ. Khám phá này hé lộ sự tồn tại của một nền văn minh cổ đại chưa từng biết đến.

Một phát hiện mới ở vùng Konkan, Ấn Độ đã làm các nhà khảo cổ kinh ngạc khi hé lộ sự tồn tại của một nền văn minh cổ đại đã biến mất từ lâu. Ảnh: BBC Marathi.

Một phát hiện mới ở vùng Konkan, Ấn Độ đã làm các nhà khảo cổ kinh ngạc khi hé lộ sự tồn tại của một nền văn minh cổ đại đã biến mất từ lâu. Ảnh: BBC Marathi.

Cụ thể, 2 nhà thám hiểm Sudhir Risbood và Manoj Marathe đã phát hiện hàng nghìn hình vẽ khắc trên đá có niên đại khoảng 12.000 tuổi ở vùng Konkan, Ấn Độ. Những hình vẽ này được chạm khắc trên đỉnh đồi bằng phẳng và chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực Ratnagiri và Rajapur của vùng Konkan. Ảnh: BBC Marathi.

Cụ thể, 2 nhà thám hiểm Sudhir Risbood và Manoj Marathe đã phát hiện hàng nghìn hình vẽ khắc trên đá có niên đại khoảng 12.000 tuổi ở vùng Konkan, Ấn Độ. Những hình vẽ này được chạm khắc trên đỉnh đồi bằng phẳng và chủ yếu được tìm thấy ở các khu vực Ratnagiri và Rajapur của vùng Konkan. Ảnh: BBC Marathi.

Theo các nhà nghiên cứu, những hình vẽ chạm khắc mô tả hình ảnh động vật, con người, chim chóc và các hình vẽ hình học. Ảnh: bbc.com.

Theo các nhà nghiên cứu, những hình vẽ chạm khắc mô tả hình ảnh động vật, con người, chim chóc và các hình vẽ hình học. Ảnh: bbc.com.

Do không phát hiện bất cứ hình vẽ nào chạm khắc hoạt động nông nghiệp nên các nhà nghiên cứu tin rằng nền văn minh tạo ra chúng chủ yếu là những người săn bắn và hái lượm. Họ phụ thuộc nhiều vào việc săn bắn để tìm kiếm thức ăn. Ảnh: bbc.com.

Do không phát hiện bất cứ hình vẽ nào chạm khắc hoạt động nông nghiệp nên các nhà nghiên cứu tin rằng nền văn minh tạo ra chúng chủ yếu là những người săn bắn và hái lượm. Họ phụ thuộc nhiều vào việc săn bắn để tìm kiếm thức ăn. Ảnh: bbc.com.

Điều khiến các chuyên gia tò mò là vì sao người xưa chạm khắc những loài động vật không phải là loài bản địa của Ấn Độ khi đó như tê giác. Ảnh: Ratnagiri tourism.

Điều khiến các chuyên gia tò mò là vì sao người xưa chạm khắc những loài động vật không phải là loài bản địa của Ấn Độ khi đó như tê giác. Ảnh: Ratnagiri tourism.

Một giả thuyết cho rằng, con người thời cổ đại có thể đã chạm khắc những hình ảnh đó sau khi di chuyển từ khu vực có những động vật đó sinh sống. Ảnh: grahamhancock.

Một giả thuyết cho rằng, con người thời cổ đại có thể đã chạm khắc những hình ảnh đó sau khi di chuyển từ khu vực có những động vật đó sinh sống. Ảnh: grahamhancock.

Trong khi đó, quan điểm khác suy đoán những tác phẩm chạm khắc khoảng 12.000 tuổi trên được tạo ra khi những loài động vật không phải là loài bản địa của Ấn Độ đã đi lang thang trong khu vực này. Ảnh: Mail Online.

Trong khi đó, quan điểm khác suy đoán những tác phẩm chạm khắc khoảng 12.000 tuổi trên được tạo ra khi những loài động vật không phải là loài bản địa của Ấn Độ đã đi lang thang trong khu vực này. Ảnh: Mail Online.

Nhóm nghiên cứu cho hay 5 ngôi làng đã biết đến sự tồn tại của những hình vẽ khắc trên đá từ trước và coi chúng là linh thiêng. Một vài nơi còn tôn thờ chúng. Họ hy vọng việc nghiên cứu sâu hơn về những hình vẽ này sẽ có thể hiểu rõ hơn về nền văn minh đã tạo ra chúng. Ảnh: Mail Online.

Nhóm nghiên cứu cho hay 5 ngôi làng đã biết đến sự tồn tại của những hình vẽ khắc trên đá từ trước và coi chúng là linh thiêng. Một vài nơi còn tôn thờ chúng. Họ hy vọng việc nghiên cứu sâu hơn về những hình vẽ này sẽ có thể hiểu rõ hơn về nền văn minh đã tạo ra chúng. Ảnh: Mail Online.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/hinh-ve-khac-tren-da-12000-tuoi-he-lo-nen-van-minh-co-2083672.html
Zalo