Hình ảnh hàng trăm hộ dân ở Thanh Hóa bị ngập lụt do nước lũ dâng cao

Nước lũ trên các sông Mã, sông Lèn dâng cao, gây ngập lụt tại một số xã, phường trên địa bàn huyện Hậu Lộc và TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng đã di dời người và tài sản ra khỏi vùng ngập lụt đến nơi tránh trú an toàn.

Người dân ở phố Giang Thanh, phường Thiệu Khánh, TP. Thanh Hóa dùng thuyền để di chuyển do bị ngập lụt.

Người dân ở phố Giang Thanh, phường Thiệu Khánh, TP. Thanh Hóa dùng thuyền để di chuyển do bị ngập lụt.

Tại TP. Thanh Hóa, do ảnh hưởng của cơn bão số 4 gây mưa lớn kéo dài, đập thủy điện Cửa Đạt xả lũ làm cho mực nước ở các sông dâng lên cao. Vào hồi 11h30 phút ngày 23/9/2024, mực nước đo được tại Trạm thủy văn Giàng là 5,60m, trên báo động II là 0,1m.

Tại khu vực ngoại đê phố 7, phố 8 thuộc phường Thiệu Dương, TP. Thanh Hóa, một số tuyến đường bị ngập lụt cục bộ

Tại khu vực ngoại đê phố 7, phố 8 thuộc phường Thiệu Dương, TP. Thanh Hóa, một số tuyến đường bị ngập lụt cục bộ

Trước đó, lãnh đạo TP. Thanh Hóa đã chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương án sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.

Theo thống kê sơ bộ, hiện TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập úng; 276 hộ của 9 phường, xã phải di dời (di dời tại chỗ). TP. Thanh Hóa đã huy động lực lượng di dời tất cả các hộ người già, neo đơn, đang bị ốm đau đến nơi an toàn trước 8h ngày 23/9/2024.

Đồng thời, bố trí lực lượng dân quân cơ động thường trực canh đê, thường xuyên tuần tra, canh gác đê sớm phát hiện, xử lý các sự cố về đê và báo cáo về UBND thành phố để chỉ đạo xử lý kịp thời; khẩn trương tập kết vật tư dự trữ hộ đê tại các đoạn đê xung yếu, cống dưới đê để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống.

Người dân di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn để tránh thiệt hại.

Người dân di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn để tránh thiệt hại.

Người dân di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn để tránh thiệt hại.

Người dân di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn để tránh thiệt hại.

TP. Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban có liên quan, các địa phương có đê chú ý theo dõi tình hình thời tiết, mực nước trên các sông. Triển khai thực hiện các phương án theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho người dân cũng như các lực lượng tham gia.

Còn tại huyện Hậu Lộc, trước tình hình mưa lũ, Tiểu ban Di dân - Ứng cứu xử lý tình huống (Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Hậu Lộc) đã xây dựng phương án di dân, ứng cứu, xử lý tình huống trên các sông có đê và được quy định cấp báo động lũ cần phải sơ tán khu vực ngoài đê và vùng sạt lở khi xả lũ thủy điện, ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc và rãnh thấp qua Bắc Bộ.

Theo phương án xây dựng, toàn huyện Hậu Lộc có khoảng 621 hộ, 2.344 nhân khẩu thuộc 10 xã trong diện di dời, sơ tán.

Một nhà dân ở huyện Hậu Lộc bị ngập sâu trong nước lũ. (Ảnh: Công an huyện Hậu Lộc)

Một nhà dân ở huyện Hậu Lộc bị ngập sâu trong nước lũ. (Ảnh: Công an huyện Hậu Lộc)

Tính đến 16h ngày 23/9, huyện Hậu Lộc đã di dời 76 hộ, 272 nhân khẩu đến nơi an toàn (trong đó, đê Tả Lạch Trường 46 hộ với 168 nhân khẩu; đê hữu Sông Lèn 30 hộ với 104 nhân khẩu); nâng kê và di dời tài sản cho 582 hộ. Đã có 34,8 ha diện tích hoa màu vùng ngoại đê bị ngập úng hoàn toàn.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản ra khỏi vùng ngập lụt.

Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản ra khỏi vùng ngập lụt.

Lực lượng Công an cùng các lực lượng chức năng di dời một số hộ dân ở xã Quang Lộc trong vùng bị ngập lụt đến nơi tránh trú an toàn. (Ảnh: Công an huyện Hậu Lộc)

Lực lượng Công an cùng các lực lượng chức năng di dời một số hộ dân ở xã Quang Lộc trong vùng bị ngập lụt đến nơi tránh trú an toàn. (Ảnh: Công an huyện Hậu Lộc)

Di dời người dân tại một số nơi bị ngập lụt đến nơi an toàn. (Ảnh: Công an huyện Hậu Lộc)

Di dời người dân tại một số nơi bị ngập lụt đến nơi an toàn. (Ảnh: Công an huyện Hậu Lộc)

Hiện, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Hậu Lộc tiếp tục chỉ đạo các địa phương trong vùng nguy hiểm, nguy cơ ngập úng theo dõi tình hình mưa, nước sông Lèn, sông Lạch Trường dâng cao để sẵn sàng ứng phó, trong đó bảo đảm an toàn cho người dân, sơ tán, di dân đến nơi an toàn như phương án đã xây dựng.

Huyện Hậu Lộc tăng cường công tác tuyên truyền cho Nhân dân xác định rõ những thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, tránh tư tưởng chủ quan với thiên tai. Chủ động, phát hiện ngăn ngừa và có kế hoạch bảo vệ an toàn hệ thống đê, kè, cống trong mọi tình huống khi bão lũ xảy ra; có kế hoạch tổ chức, huy động lực lượng và các loại phương tiện tại chỗ của các xã, các cụm; huy động tối đa lực lượng xung kích, phương tiện vật chất để xử lý tại chỗ, chi viện ứng cứu kịp thời đối với những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của tập thể, Nhân dân trong mùa mưa bão.

Nguyễn Sự

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/hinh-anh-hang-tram-ho-dan-o-thanh-hoa-bi-ngap-lut-do-nuoc-lu-dang-cao-450448.html
Zalo