Hình ảnh 10 bảo vật quốc gia ở An Giang

An Giang sở hữu 10 hiện vật của văn hóa Óc Eo là những bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại địa phương.

Hai hiện vật ở An Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2024.

Hai hiện vật ở An Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia năm 2024.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được công nhận năm 2024, tỉnh An Giang có 2 hiện vật được: Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại: Thế kỷ I – III và Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại: Thế kỷ IV – V. Cả 2 bảo vật quốc gia hiện lưu giữ tại Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo (huyện Thoại Sơn, An Giang).

Như vậy, hiện An Giang sở hữu 10 hiện vật của văn hóa Óc Eo là 10 bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại địa phương gồm: Bộ Linga – Yoni Đá nổi, niên đại: Thế kỷ V - VI ; Tượng thần Brahma Giồng Xoài, niên đại: Thế kỷ VI - VII; tượng Phật đá Khánh Bình, niên đại: Thế kỷ VI – VII; tượng Phật gỗ Giồng Xoài, niên đại: Thế kỷ IV – VI; bộ Linga – Yoni Linh Sơn, niên đại: Thế kỷ VII; Phù điêu Phật Linh Sơn Bắc, niên đại: Thế kỷ III - IV; nhẫn Nandin Giồng Cát, niên đại: Thế kỷ V; tượng Mukhalinga Ba Thê, niên đại: Thế kỷ VI; Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại: Thế kỷ I – III và Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại: Thế kỷ IV – V.

Dưới đây là hình ảnh độc đáo của 10 bảo vật quốc gia ở An Giang.

 Hiện vật bộ Linga-Yoni Đá Nổi có niên đại khoảng thế kỷ V-VI

Hiện vật bộ Linga-Yoni Đá Nổi có niên đại khoảng thế kỷ V-VI

 Hiện vật Tượng thần Brahma có niên đại khoảng thế kỷ VI-VII.

Hiện vật Tượng thần Brahma có niên đại khoảng thế kỷ VI-VII.

 Hiện vật tượng Phật đá Khánh Bình có niên đại từ thế kỷ VI - VII.

Hiện vật tượng Phật đá Khánh Bình có niên đại từ thế kỷ VI - VII.

 Hiện vật tượng phật gỗ Giồng Xoài có niên đại khoảng thế kỷ IV - VI.

Hiện vật tượng phật gỗ Giồng Xoài có niên đại khoảng thế kỷ IV - VI.

 Hiện vật bộ Linga-Yoni Linh Sơn có niên đại thế kỷ VII.

Hiện vật bộ Linga-Yoni Linh Sơn có niên đại thế kỷ VII.

 Hiện vật phù điêu Phật Linh Sơn Bắc có niên đại khoảng thế kỷ III - IV.

Hiện vật phù điêu Phật Linh Sơn Bắc có niên đại khoảng thế kỷ III - IV.

 Hiện vật nhẫn Nadin Giồng Cát có niên đại vào thế kỷ V.

Hiện vật nhẫn Nadin Giồng Cát có niên đại vào thế kỷ V.

 Hiện vật Mukhalinga Ba Thê có niên đại khoảng thế kỷ VI.

Hiện vật Mukhalinga Ba Thê có niên đại khoảng thế kỷ VI.

 Hiện vật Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc có niên đại khoảng thế kỷ I - III.

Hiện vật Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc có niên đại khoảng thế kỷ I - III.

 Hiện vật Mộ vò Gò Cây Trâm có niên đại khoảng thế kỷ IV - V

Hiện vật Mộ vò Gò Cây Trâm có niên đại khoảng thế kỷ IV - V

Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam, một quốc gia cổ hình thành vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á, có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.

Các di vật được nhà khảo cổ người Pháp - ông Louis Malleret khai quật và phát hiện đầu tiên tại gò Óc Eo (nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) vào năm 1944.

Những hiện vật phát hiện được của nền Văn hóa Óc Eo chứa đựng ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật góp phần làm rõ giá trị của văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.

Đây là dữ liệu quan trọng cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, bảo tồn và xây dựng hồ sơ đề cử UNESCO ghi danh khu di tích khảo cổ học Óc Eo - Ba Thê là Di sản văn hóa thế giới.

Trọng Nhân

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/hinh-anh-10-bao-vat-quoc-gia-o-an-giang-post715519.html
Zalo