Hiện trạng hai quốc lộ cửa ngõ TP.HCM sắp được mở rộng lên 60 m

Quốc lộ 1 và 22 tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM sẽ mở rộng lên 10-12 làn xe với vốn hơn 26.600 tỷ đồng, nhằm xóa ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.

 Hai dự án đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vừa được Sở Giao thông Vận tải trình UBND TP.HCM xem xét. Đây là hai trong 5 dự án đầu tư nâng cấp các trục đường hiện hữu ở TP.HCM, triển khai theo phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Hai dự án đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vừa được Sở Giao thông Vận tải trình UBND TP.HCM xem xét. Đây là hai trong 5 dự án đầu tư nâng cấp các trục đường hiện hữu ở TP.HCM, triển khai theo phương thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

 Vị trí hai quốc lộ ở cửa ngõ TP.HCM sẽ được mở rộng.

Vị trí hai quốc lộ ở cửa ngõ TP.HCM sẽ được mở rộng.

 Quốc lộ 1 đoạn qua quận Bình Tân và huyện Bình Chánh sẽ được nâng cấp trên tổng chiều dài gần 10 km. Trong ảnh là điểm đầu giao với đường Kinh Dương Vương. Theo ghi nhận của Tri Thức - Znews, mặt đường tại nút giao này hiện chỉ rộng 6-8 làn xe, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Sau nâng cấp, mặt đường sẽ mở rộng lên 10-12 làn, đạt 60 m theo quy hoạch.

Quốc lộ 1 đoạn qua quận Bình Tân và huyện Bình Chánh sẽ được nâng cấp trên tổng chiều dài gần 10 km. Trong ảnh là điểm đầu giao với đường Kinh Dương Vương. Theo ghi nhận của Tri Thức - Znews, mặt đường tại nút giao này hiện chỉ rộng 6-8 làn xe, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Sau nâng cấp, mặt đường sẽ mở rộng lên 10-12 làn, đạt 60 m theo quy hoạch.

 Cạnh đó, tại nút giao với đại lộ Võ Văn Kiệt, mặt đường đã được mở rộng lên 12 làn, giúp phương tiện di chuyển thuận lợi. Dù vào giờ cao điểm, khu vực này vẫn thông thoáng, ít xảy ra ùn tắc.

Cạnh đó, tại nút giao với đại lộ Võ Văn Kiệt, mặt đường đã được mở rộng lên 12 làn, giúp phương tiện di chuyển thuận lợi. Dù vào giờ cao điểm, khu vực này vẫn thông thoáng, ít xảy ra ùn tắc.

 Tuy nhiên, khi đến nút giao với đường Hưng Nhơn hướng về cầu Bình Điền, mặt đường quốc lộ 1 bị thu hẹp còn 6 làn, tạo nút "thắt cổ chai", khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Tuy nhiên, khi đến nút giao với đường Hưng Nhơn hướng về cầu Bình Điền, mặt đường quốc lộ 1 bị thu hẹp còn 6 làn, tạo nút "thắt cổ chai", khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt vào giờ cao điểm.

 Đoạn kẹt xe thường kéo dài hàng km đến đường Nguyễn Hữu Trí (Bình Chánh), gây khó khăn cho người dân và phương tiện lưu thông.

Đoạn kẹt xe thường kéo dài hàng km đến đường Nguyễn Hữu Trí (Bình Chánh), gây khó khăn cho người dân và phương tiện lưu thông.

 Khi hoàn thành nâng cấp, các nút giao lớn trên quốc lộ 1 sẽ được xây dựng theo dạng khác mức (cầu vượt hoặc hầm chui) để giảm xung đột với các tuyến đường cắt ngang, giúp phương tiện lưu thông thông suốt trên trục chính. Trong ảnh là nút giao quốc lộ 1 với đường Nguyễn Văn Linh và cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Khi hoàn thành nâng cấp, các nút giao lớn trên quốc lộ 1 sẽ được xây dựng theo dạng khác mức (cầu vượt hoặc hầm chui) để giảm xung đột với các tuyến đường cắt ngang, giúp phương tiện lưu thông thông suốt trên trục chính. Trong ảnh là nút giao quốc lộ 1 với đường Nguyễn Văn Linh và cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

 Ngoài ra, cầu Bình Điền cũng sẽ được mở rộng, đồng bộ với toàn tuyến, góp phần cải thiện kết nối và giảm ùn tắc.

Ngoài ra, cầu Bình Điền cũng sẽ được mở rộng, đồng bộ với toàn tuyến, góp phần cải thiện kết nối và giảm ùn tắc.

 Tổng mức đầu tư dự án hiện khái toán sơ bộ khoảng 16.270 tỷ đồng, gồm cả lãi vay trong quá trình thi công. Trong đó, ngân sách tham gia hơn 9.600 tỷ đồng, phần còn lại 6.659 tỷ do nhà đầu tư huy động. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư dự kiến được thu phí hoàn vốn trong 21 năm 10 tháng. Trong ảnh là nút giao đường quốc lộ 1 với cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện được mở rộng lên 8 làn xe.

Tổng mức đầu tư dự án hiện khái toán sơ bộ khoảng 16.270 tỷ đồng, gồm cả lãi vay trong quá trình thi công. Trong đó, ngân sách tham gia hơn 9.600 tỷ đồng, phần còn lại 6.659 tỷ do nhà đầu tư huy động. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư dự kiến được thu phí hoàn vốn trong 21 năm 10 tháng. Trong ảnh là nút giao đường quốc lộ 1 với cao tốc Bến Lức - Long Thành hiện được mở rộng lên 8 làn xe.

Tuy nhiên khi tới đoạn giáp với địa phận tỉnh Long An, tuyến đường này bị thu hẹp còn 6 làn xe.

 Tại cửa ngõ phía Tây Bắc TP.HCM, quốc lộ 22 qua quận 12 và huyện Hóc Môn cũng sẽ được đầu tư nâng cấp trên đoạn dài hơn 8 km từ nút giao An Sương đến Vành đai 3. Trong ảnh là khu vực nút giao An Sương hiện đã đưa vào sử dụng hạng mục cầu vượt và hầm chui, giúp giao thông qua đây thông thoáng hơn.

Tại cửa ngõ phía Tây Bắc TP.HCM, quốc lộ 22 qua quận 12 và huyện Hóc Môn cũng sẽ được đầu tư nâng cấp trên đoạn dài hơn 8 km từ nút giao An Sương đến Vành đai 3. Trong ảnh là khu vực nút giao An Sương hiện đã đưa vào sử dụng hạng mục cầu vượt và hầm chui, giúp giao thông qua đây thông thoáng hơn.

 Dự án có quy mô mở rộng mặt đường lên 60 m, 10 làn xe, nút giao lớn được xây khác mức để giảm giao cắt với các tuyến đường xung quanh. Tuyến đường được thiết kế 4 làn xe ở giữa tuyến cho xe chạy vận tốc 80 km/h, các làn còn lại ở hai bên cho xe chạy 60 km/h. Trong ảnh là tuyến đường quốc lộ 22 với 6 làn xe chạy đoạn giao với Vành Đai 3 TP.HCM.

Dự án có quy mô mở rộng mặt đường lên 60 m, 10 làn xe, nút giao lớn được xây khác mức để giảm giao cắt với các tuyến đường xung quanh. Tuyến đường được thiết kế 4 làn xe ở giữa tuyến cho xe chạy vận tốc 80 km/h, các làn còn lại ở hai bên cho xe chạy 60 km/h. Trong ảnh là tuyến đường quốc lộ 22 với 6 làn xe chạy đoạn giao với Vành Đai 3 TP.HCM.

 Dự án hiện được tính toán với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 10.451 tỷ đồng, bao gồm cả lãi vay trong quá trình thi công.

Dự án hiện được tính toán với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 10.451 tỷ đồng, bao gồm cả lãi vay trong quá trình thi công.

 Trong đó, vốn nhà nước chiếm hơn 59% (khoảng 6.234 tỷ đồng), phần còn lại do nhà đầu tư huy động. Doanh nghiệp dự án dự kiến được thu phí hoàn vốn trong 23 năm 10 tháng.

Trong đó, vốn nhà nước chiếm hơn 59% (khoảng 6.234 tỷ đồng), phần còn lại do nhà đầu tư huy động. Doanh nghiệp dự án dự kiến được thu phí hoàn vốn trong 23 năm 10 tháng.

 Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, quốc lộ 22 sau khi được đầu tư nâng cấp, cùng với các dự án đã và đang triển khai ở khu vực như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, sẽ hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh khu vực phía tây thành phố, liên kết vùng Đông Nam Bộ.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, quốc lộ 22 sau khi được đầu tư nâng cấp, cùng với các dự án đã và đang triển khai ở khu vực như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, sẽ hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh khu vực phía tây thành phố, liên kết vùng Đông Nam Bộ.

 Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng cho hai dự án nâng cấp Quốc lộ 1 và 22 sẽ bắt đầu trong năm nay, đồng thời hoàn tất thủ tục và lựa chọn nhà đầu tư. Dự kiến, dự án khởi công vào năm 2026 và hoàn thành sau hai năm, đưa vào khai thác.

Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng cho hai dự án nâng cấp Quốc lộ 1 và 22 sẽ bắt đầu trong năm nay, đồng thời hoàn tất thủ tục và lựa chọn nhà đầu tư. Dự kiến, dự án khởi công vào năm 2026 và hoàn thành sau hai năm, đưa vào khai thác.

Quỳnh Danh

Nguồn Znews: https://znews.vn/hien-trang-hai-quoc-lo-cua-ngo-tphcm-sap-duoc-mo-rong-len-60-m-post1532352.html
Zalo