Hành trình về nguồn của sinh viên Lào, Campuchia tại Việt Nam

Chương trình 'Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM' năm 2024 nhằm thắt chặt tình đoàn kết và chia sẻ yêu thương giữa 3 nước.

Ngày 15-12, Thành Đoàn TP.HCM tổ chức hành trình về nguồn trong khuôn khổ chương trình “Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM” năm 2024 cho hơn 100 sinh viên, gia đình Việt.

Chia sẻ tại chương trình, ông Phạm Lê Minh Khang, Trưởng Ban Thanh niên Trường học Thành đoàn TP.HCM, cho biết hành trình về nguồn tại huyện Bình Chánh với nhiều hoạt động ý nghĩa, tạo điều kiện để các bạn sinh viên Lào và Campuchia gắn kết, chia sẻ và phát triển bản thân. Đây là cơ hội quý giá giúp các bạn hiểu hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam, cũng như thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa thanh niên ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Ông Khang mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, yêu thương từ cộng đồng và các tổ chức để mở rộng quy mô, lan tỏa giá trị tốt đẹp của chương trình trong những năm tới.

 Bà Hoàng Mai Quỳnh Hoa, Trưởng Ban Tuyên giáo - Đối ngoại, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM làm Trưởng Đoàn đến dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò.

Bà Hoàng Mai Quỳnh Hoa, Trưởng Ban Tuyên giáo - Đối ngoại, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM làm Trưởng Đoàn đến dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò.

 Ông Phạm Lê Minh Khang, Trưởng Ban Thanh niên Trường học Thành đoàn TP.HCM (thứ 2, từ phải sang) đến dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò.

Ông Phạm Lê Minh Khang, Trưởng Ban Thanh niên Trường học Thành đoàn TP.HCM (thứ 2, từ phải sang) đến dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò.

Là người nhận nuôi một sinh viên Lào, bà Nguyễn Ngọc Yến, cho biết dù chỉ là con nuôi nhưng giữa hai mẹ con luôn tràn đầy tình cảm yêu thương.

“Tôi đăng ký tham gia vì nhận thấy chương trình rất ý nghĩa. Ngoài tình cảm gia đình, còn có thêm tình cảm xã hội.

Cuối tuần, khi con đi học về, gia đình tôi thường ra ngoài ăn cùng nhau. Qua việc nhận nuôi, tôi mong con không chỉ hiểu hơn về văn hóa Việt Nam mà còn cảm nhận được sự gắn bó thiêng liêng giữa mẹ và con, dù không cùng huyết thống”- bà Yến nói.

 Bà Nguyễn Ngọc Yến cùng con trai nuôi Kethsana đến từ Lào.

Bà Nguyễn Ngọc Yến cùng con trai nuôi Kethsana đến từ Lào.

Sinh viên năm 5 tại Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Kethsana là người con nuôi của bà Nguyễn Ngọc Yến, cho biết Kethsana không chỉ tìm thấy niềm vui mà còn nhận được nhiều tình cảm từ bà.

“Tôi có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa Việt Nam và cảm nhận sự gần gũi, ấm áp trong tình cảm gia đình.

Mẹ Yến không chỉ chăm sóc như con ruột mà còn luôn khích lệ, động viên tôi trong học tập và cuộc sống. Điều này giúp tôi hiểu rằng, tình cảm gia đình không chỉ dựa trên huyết thống mà còn ở sự gắn bó, sẻ chia”- Kethsana nói.

Bà Đào Thị Ngọc Mai (ngụ tại quận 4) cho biết bà chưa biết nhiều về hoạt động này, nhưng sau đó đã cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc khi tham gia.

“Con gái tôi đang du học ở Nhật, từng nhận được sự hỗ trợ từ nước bạn thông qua học bổng. Vì vậy, khi thấy các bạn sinh viên Lào, tôi rất thương và quyết định nhận nuôi các bạn giống như con mình.

Chuyến đi thật tuyệt vời, được đến dâng hương, tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ giúp tôi luôn khắc ghi công ơn của những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc, đồng thời gợi nhắc về cội nguồn. Tôi cũng giới thiệu cho các con sinh viên Lào, Campuchia biết thêm về truyền thống văn hóa 'Uống nước nhớ nguồn' của Việt Nam”- bà Mai nói.

 Bà Đào Thị Ngọc Mai cùng con trai Anousin đến từ Lào.

Bà Đào Thị Ngọc Mai cùng con trai Anousin đến từ Lào.

 Các gia đình Việt và sinh viên Lào - Campuchia đến dâng hương.

Các gia đình Việt và sinh viên Lào - Campuchia đến dâng hương.

 Sinh viên Lào - Campuchia tham quan và trải nghiệm làng nghề làm nhang.

Sinh viên Lào - Campuchia tham quan và trải nghiệm làng nghề làm nhang.

 Sinh viên Anousin đến từ Lào (sinh viên năm 2, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) thích thú với món xôi khi trên đường đến tham khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò.

Sinh viên Anousin đến từ Lào (sinh viên năm 2, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) thích thú với món xôi khi trên đường đến tham khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò.

HẢI NHI

Nguồn PLO: https://plo.vn/hanh-trinh-ve-nguon-cua-sinh-vien-lao-campuchia-tai-viet-nam-post825077.html
Zalo