Hành trình từ chiến trường đánh Mỹ đến Giải thưởng Hồ Chí Minh của GS-TS Trương Hữu Chí
Sau hơn 5 năm du học tại Đức trở về tôi thấy Hà Nội đã thay đổi rất nhiều. Viện chúng tôi đã chuyển sang địa điểm mới tại 46 Láng Hạ và sắp có tên mới 'Viện IMI'. Trụ sở chính của Viện là ngôi nhà 5 tầng dọc theo đường Láng Hạ phía sau là 3 nhà xường hiện đại trong đó có xưởng đại tu máy công cụ do Liên Xô tài trợ và xưởng khuôn mẫu đó Unicep tài trợ.

Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Ảnh NVCC
Phần III: Xây dựng và phát triển ngành cơ khí điện tử và mô hình “Viện mẹ và các công ty con”
Tháng 3/1991, tôi đã viết đề nghị xin thành lập Trung tâm chuyển giao công nghệ. lúc đó là mô hình hoạt động phù hợp với các nước như Việt Nam. Tôi đã gặp TS. Trần Việt Hùng - Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim và nhận được lời khuyên nên về Viện IMI. Lúc đó Viện IMI đang chuẩn bị thay thế lãnh đạo mới nên tôi được giới thiệu gặp TS. Trần Việt Hùng - Phó viện trưởng. Anh Hùng rất vui vẻ và hẹn tôi sẽ gặp lại sau khi ổn định lãnh đạo Viện. Tôi rất phấn khởi được làm việc tại viện cũ cùng các đồng nghiệp trong thời kỳ 1979-1985, đầu tháng 8/1991 Viện quyết định thành lập Trung tâm chuyển giao công nghệ.
Thí điểm tổ chức công ty mẹ - công ty con
Ngày 18/8/1991, chúng tôi sang Đức để tiếp xúc với các công ty Đức có sản phẩm thích hợp chuyển giao sản xuất tại Việt Nam. Chúng tôi được giáo sư Piegert và giáo sư Lutzer hỗ trợ trong việc tìm và tiếp xúc với các công ty của Đức đang sản xuất các sản phẩm có nhu cầu ở Việt Nam, điển hình là công ty CED Chemnitz do ông P. Moreshett làm Giám đốc và tập đoàn Winter ở Hamburg, tháng 10/1991 giáo sư Piegert.
Viện IMI những năm cuối 1980 nổi tiếng với phong trào kỹ sư công nhân. Cả 11 kỹ sư của B2 đều đang sử dụng và quản lý 1 hoặc 2 máy công cụ tại xưởng chế thử. họ làm việc rất vất vả để có được đồng lương 300 - 400 nghỉn đồng/tháng. Tôi đã quyết định các kỹ sư không được đứng máy và phải làm việc kỹ thuật và được hưởng lương 1 triệu đồng/tháng. Vợ tôi đã đồng ý cho vay không lãi để trả lương tháng cho trung tâm B2. Nhờ sự hỗ trợ này của vợ tôi, chúng tôi đã tuyển được thêm nhiều kỹ sư giỏi và công nhân lành nghề để thực hiện những hợp đồng lớn như chế tạo vòng chèn (séc măng khí) cho nhiệt điện phả lại 1992-1993. Chuẩn bị triển khai các dự án đã được thống nhất trong chuyến công tác cuối năm 1991.
Tháng 3/1992 nhân dịp dự hội nghị “cắt bằng tia nước” tại đại học Tổng hợp Hanover tôi đã tiếp xúc với nhiều công ty lớn và đặc biệt được giáo sư Lutzer giới thiệu với TS. Illgen nghiên cứu sinh được giáo sư hướng dẫn và là giám đốc xuất khẩu của tập đoàn chế tạo máy Herkert CHDC Đức. Chúng tôi dành một ngày để trao dồi kỹ với nhau tại TU Hannover và đi đến thống nhất: TS. Klaus Illgen sẽ là đại diện của Trung tâm chuyển giao công nghệ viện IMI tại Cộng hòa liên bang Đức. đây là quyết định quan trọng nhất để chúng tôi phát triển các sản phẩm công nghệ cao từ Đức. Tháng 9/1992 sau khi bàn bạc kĩ lưỡng với công ty CED Chemnitz, công ty đã mời lãnh đạo tỉnh Hòa Bình sang thăm và bàn về dự án xử lý chất thải nhựa.
Đầu năm 1993 chúng tôi bắt đầu phát triển các loại thiết bị định lượng điện tử chính xác cao cho công nghiệp sản xuất phân bón trên cơ sở hợp tác với hãng G.Buettner từ Esling nhờ đó doanh thu tăng nhanh và ổn định lần đầu tiên chúng tôi không phải vay để trả lương nữa, đồng thời chúng tôi tuyển mỗi năm 15 kỹ sư giỏi từ các ngành: chế tạo máy, điện tử, điện tự động hóa và công nghệ thông tin ở từ đại học Bách Khoa Hà Nội.
Đầu năm 1994 nhận thấy thị trường về trạm trộn bê tông tự động ở Việt Nam rất lớn tôi đã nhờ TS. Illgen chọn đối tác ở Đức để hợp tác chuyển giao sản xuất và tháng 3/1994 tôi đã bay sang Đức để cùng ông Illgen gặp TS. Baumgartner hãng Stetter cùng nghiên cứu phương án chuyển giao: phần điều khiển và đo lường sẽ hợp tác với hãng Buettner. Cối trộn mua sẵn loại của Nga trên thị trường. Băng tải và gầu tải có thể mua sẵn tại Việt Nam.
Sau đó tôi dành một tuần làm việc với ông Buettner cùng cán bộ của hãng về bộ điều khiển và hệ thống định lượng tự động rồi về Hà Nội. Giữa tháng 5/1994 nhóm kỹ sư thực tập do kỹ sư Bùi Toàn Thắng người tốt nghiệp tại Đức làm Trưởng đoàn với nhiệm vụ chụp ảnh và ghi chép càng nhiều càng tốt. Kết quả là đầu quý 3/1994 chúng tôi đã hoàn thiện bản thiết kế trạm trộn bê tông xi măng 45 m3 để sản xuất trong quý 4/1994 kịp dự hội chợ Xuân 1995 tại Giảng Võ - Hà Nội. Sản phẩm mới của viện IMI đã làm chấn động thị trường máy xây dựng tại Việt Nam, chúng tôi đã ký hợp đồng cung cấp 3 trạm tại hội chợ và đơn hàng khi cứ thế đến liên tiếp chúng tôi phải lắp ráp hoàn thiện, chạy thử và bàn giao cho khách hàng tại công trường.
Đầu năm 1996 tôi được bổ nhiệm là Viện Phó kiêm Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ. Chúng tôi tiếp tục thiết kế các loại thiết bị định lượng tự động cho công nghiệp cũng như đủ loại trạm trộn bê tông tự động để cung cấp ra thị trường. Các sản phẩm này có độ hiện đại tương đương như các sản phẩm của Đức nhưng giá chỉ bằng 25% nên chúng tôi phải hợp tác với công ty cơ khí 1-5 Hải Phòng và công ty xây lắp 2 sản xuất mới đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng.
Đầu năm 1997 trung tâm B2 vẫn tiếp tục đà phát triển ổn định và ngày 4/7/1997 tôi được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện IMI với hai nhiệm vụ cơ bản: Giữ ổn định và tạo sự phát triển tương đối đồng đều giữa các trung tâm của Viện IMI. Nghiên cứu phát triển sản phẩm cơ điện tử mang tính đột phá trong các lĩnh vực máy công cụ, máy xây dựng, thiết bị chế biến, thiết bị đo lường công nghiệp và thiết bị xử lý môi trường công nghiệp như vậy là chúng tôi phải quan tâm đến 4 trung tâm B1- thiết bị công nghiệp, B6 - gia công áp lực, B7- môi trường và trung tâm khuôn mẫu và máy CNC.
Trung tâm đã chuyển đổi theo hướng có điện từ là B2 - chuyển giao công nghệ, B8 - công nghệ cao và trung tâm đào tạo. công việc đầu tiên phải làm là con người. chúng tôi chuyển kỹ sư trẻ có tài năng và phù hợp với định hướng của đơn vị. trung tâm đào tạo bổ sung kiến thức cần thiết cho kỹ sư từng đơn vị theo định hướng cơ điện tử.
Viện IMI đã ký hợp đồng với công ty CMC chuyển giao: Chuyển giao bản vẽ và công nghệ chế tạo trạm trộn bê tông tươi 30M3/h, 45M3/h và 60M3/h; Chuyển giao thị trường (khách hàng) sản phẩm này; Chuyển giao kỹ sư và công nhân có kiến thức kinh nghiệm và tay nghề; Chuyển giao những kiến thức mới nhất về sản phẩm trong tương lai. Như vậy Viện IMI đã chuyển giao cho CMC một sản phẩm sống, có thị trường và được gắn với Viện lâu dài để tạo thành công ty cổ phần CIE ngày càng lớn mạnh và trở thành tập đoàn cổ phần CIE-công ty thành viên của Viện IMI.
Năm 1990 tôi là người cuối cùng là nghiên cứu sinh tốt nghiệp từ Đông Âu về nước công tác. Nhu cầu đào tạo nghiên cứu sinh trong nước là rất lớn bên cạnh đó các xưởng thực nghiệm và lực lượng tiến sĩ học nước ngoài về cũng đủ để thành lập cơ sở đào tạo sau đại học. Ngày 27/2/1999 Thủ Tưởng chính phủ ký quyết định 29/1999 QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho Viện IMI được đào tạo tiến sĩ. Với quyết định này của Thủ tướng Viện IMI đã chính thức trở thành đơn vị đào tạo tiến sĩ. Trong bốn khóa đầu tiên từ 1999 đến 2003 chúng tôi đã tuyển được 7 nghiên cứu sinh là những kỹ sư có năng lực đang được kế cận vào những vị trí quản lý khoa học và lãnh đạo của viện.
Từ nhu cầu đào tạo và chuyển giao công nghệ từ Viện IMI tới các đơn vị phía Nam, chúng tôi đã thành lập phân viện IMI tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 1999. doanh thu của Viện IMI đạt 100 tỷ năm 2.000 so với năm 1995 là 10 tỷ. do yêu cầu thực tế để đáp ứng về sự phát triển của viện IMI Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 14/2004 Quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 29/2/2004 cho phép thực hiện cơ chế thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ thí điểm tổ chức công ty Mẹ - công ty Con.
Dự định thành lập Tập đoàn Nhà nước công nghệ cao
Ngày 18/2/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định QĐ 17-TTG thành lập Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ Quốc gia nhiệm kỳ 2003-2009 do PGS. TS Chu Tuấn Nhạ - Bộ trưởng bộ Khoa học công nghệ làm Chủ tịch và 31 thành viên Hội đồng. Tôi thật vinh dự và hạnh phúc lần đầu tiên được tham gia Hội đồng cùng các nhà khoa học đầu ngành nổi tiếng của Việt Nam.
Tháng 4/2002 tôi được giới thiệu tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI. sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tôi được phân công về ứng cử tại tỉnh Đồng Nai cùng hai đại biểu Trung ương về ứng cử tại Đồng Nai là anh Vũ Khoan - Phó Thủ tướng và anh Dương Trung Quốc. Chúng tôi tiếp xúc cử tri trước bầu cử vào cuối tháng 4. Trong buổi gặp cử tri thiên chúa giáo tại huyện Trảng Bom, Cha sứ hỏi một câu khó: Là người lính B2 được đào tạo tiến sĩ tại Đức, nguyên nhân và lý do tôi được kết nạp đảng (ngày 19/5/1998) chậm gần một năm với ngày tôi được bổ nhiệm làm Viện trường viện IMI (ngày 4/7/1997)? Tôi trả lời, lý do chậm do dành quá nhiều thời gian cho việc học và lý do vào Đảng là muốn các kỹ sư trẻ tài năng và nhiệt huyết được kết nạp Đảng nhiều hơn để viện IMI phát triển. Đức Cha và mọi người có mặt tại buổi tiếp xúc cử tri đều vui vẻ và góp phần giúp tôi đạt được phiếu bầu cao tại hội đồng bầu cử khó khăn này. Đây cũng là câu hỏi hay và đáng nhớ nhất trong 11 lần tôi thực hiện tiếp xúc cử tri trong khóa XI.
Ngày 19/10/2005 Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã ký quyết định số: 91/2005 QĐ-HĐGSNN công nhận chức danh PGS đợt 1 năm 2005 cho PGS. TS. Trương Hữu Chí-Viện trưởng viện IMI. Như vậy là viện IMI đã đào tạo được 6 TS. và 2 PGS. là tôi và PGS. TS. Vũ Hoài Ân.
Ngày 30/8/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định số 791, tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ. Cụm công trình nghiên cứu thiết kế chế tạo cụm thiết bị cơ điện tử trong công nghiệp cho nhóm tác giả 15 người, đại diện bởi tác giả Trưởng Hưu Chí - Viện trưởng Viện máy và dụng cụ công nghiệp.
Ngày 29/6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định 1094 (2007/QĐ CTN) tặng Huân chương lao động hạng Nhất cho ông Trương Hữu Chí - Viện trưởng viện máy và dụng cụ công nghiệp Bộ công nghiệp này là Bộ Công thương vì đã có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo cụm thiết bị cơ điện từ trong công nghiệp. Vinh dự này thật là to lớn đối với cá nhân tôi và vai trò của ngành cơ điện tử trong nền kinh tế nước nhà.
Ngày 27/8/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định 1197 tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho điện máy và dụng cụ công nghiệp Bộ Công thương vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1999 đến năm 2008 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là vinh dự lớn lao nhất của Đảng và Nhà nước dành cho tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Viện IMI qua các thời kỳ từ ngày thành lập 23/5/1973.
Doanh thu của Viện IMI tăng đều từ năm 1995 là10 tỷ; năm 2000 là 100 tỷ và đến năm 2004 chúng tôi đã đến điểm bão hòa nên để đảm bảo được sự tăng trưởng nhanh và tạo vốn chúng tôi đã nhận Công ty kinh doanh ô tô nhập khẩu Visaco làm công ty thành viên của Viện IMI nhớ đó doanh thu năm 2005 đạt 1000 tỷ và cao nhất đạt 9000 tỷ năm 2009.
Tháng 12 năm 2011 tổ chức SEA-EU.net đã bình chọn và xuất bản sách để công bố những nhà khoa học xuất sắc của khu vực, trong đó dành hai trang giới thiệu tôi cùng Viện IMI và những công trình, giải thưởng.
Ngày 20 tháng 1 năm 2012 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định QĐ 103 CTN tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ công trình nghiên cứu, thiết kế và chế tạo dây chuyền sản xuất tự động găng tay phẫu thuật.
Như vậy sau 15 năm lãnh đạo Viện IMI tôi đã được nhận hai giải thưởng lớn nhất của khoa học công nghệ là Giài thường Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.
Tháng 9/2012 tôi nhận được thông báo nghỉ hưu từ ngày 1/1/2013 và Viện IMI được tiếp tục thực hiện quá trình cổ phần hóa. Danh sách cán bộ chủ chốt của Viện IMI do tôi chuẩn bị kỹ càng và để xuất đã được bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm sẽ điều hành Viện IMI từ ngày 2/1/2013.
Phong trào chuyển giao công nghệ để thành lập các công ty mới đã trở thành một trào lưu đối với các kỹ sư của Viện, phân viện và các công ty thành viên. Đến năm 2012 đã có hơn 30 kỹ sư của Viện đã thành lập công ty mới trong đó có 3 công ty cổ phần tập đoàn nếu tính cả các đơn vị được tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Viện IMI khi thống kê được chúng ta sẽ thấy rõ ảnh hưởng của Viện IMI rõ hơn trong sự phát triển sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam.