Hàng ngàn người về Tịnh Biên xem hội đua bò chùa Rô

Diễn ra vào ngày 8-9, hội đua bò chùa Rô (thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang), đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách tham gia. Lễ hội này là nét văn hóa độc đáo của bà con đồng bào Khmer ở An Giang vào dịp lễ Sene Dolta hằng năm.

Tham gia hội đua bò chùa Rô năm nay có 24 đôi bò của bà con Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Bùi Trung Quốc

Tham gia hội đua bò chùa Rô năm nay có 24 đôi bò của bà con Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ảnh: Bùi Trung Quốc

Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách từ khắp các tỉnh, thành phố tới xem, cổ động, tạo không khí sôi nổi, nhộn nhịp. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách từ khắp các tỉnh, thành phố tới xem, cổ động, tạo không khí sôi nổi, nhộn nhịp. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn du khách, người dân đến khu vực đua bò để chọn góc xem tốt. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn du khách, người dân đến khu vực đua bò để chọn góc xem tốt. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Các đôi bò tham gia thi đấu được chủ bò đầu tư, chăm sóc theo bí quyết riêng. Các “Nài bò” (người điều khiển bò) đã tập luyện từ nhiều tháng nay để có thể giành được giải thưởng cao nhất. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Các đôi bò tham gia thi đấu được chủ bò đầu tư, chăm sóc theo bí quyết riêng. Các “Nài bò” (người điều khiển bò) đã tập luyện từ nhiều tháng nay để có thể giành được giải thưởng cao nhất. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Các đôi bò so kè quyết liệt. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Các đôi bò so kè quyết liệt. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Không biết hội đua bò có từ bao giờ, nhưng theo các vị cao niên vùng Bảy núi An Giang kể lại, thuở xưa, hàng năm vào mùa cấy nhiều nông dân Khmer từ các phum, sóc dẫn bò đến cày bừa cho thửa ruộng của các chùa Khmer gọi là “bừa công quả”. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Không biết hội đua bò có từ bao giờ, nhưng theo các vị cao niên vùng Bảy núi An Giang kể lại, thuở xưa, hàng năm vào mùa cấy nhiều nông dân Khmer từ các phum, sóc dẫn bò đến cày bừa cho thửa ruộng của các chùa Khmer gọi là “bừa công quả”. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Cày, bừa xong họ tự thúc bò “bừa đua” xem đôi bò nào nhanh khỏe, các sư, sãi thấy vậy đứng ra tổ chức (kiểu trọng tài), treo thưởng đôi bò nào cày giỏi, chạy nhanh sẽ hưởng phần thắng là dây “Cà tha” (lục lạc đeo cổ bò). Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Cày, bừa xong họ tự thúc bò “bừa đua” xem đôi bò nào nhanh khỏe, các sư, sãi thấy vậy đứng ra tổ chức (kiểu trọng tài), treo thưởng đôi bò nào cày giỏi, chạy nhanh sẽ hưởng phần thắng là dây “Cà tha” (lục lạc đeo cổ bò). Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Năm sau, tiếp tục cày phần đất của chùa và từ đó đua bò Bảy Núi trở thành lễ hội đua bò truyền thống hàng năm của người đồng bào Khmer tỉnh An Giang. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Năm sau, tiếp tục cày phần đất của chùa và từ đó đua bò Bảy Núi trở thành lễ hội đua bò truyền thống hàng năm của người đồng bào Khmer tỉnh An Giang. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Năm 2016, hội đua bò Bảy núi An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể cấp Quốc gia, là một trong những sự kiện văn hóa, thể thao nổi bật của tỉnh An Giang từ nhiều năm nay. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Năm 2016, hội đua bò Bảy núi An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể cấp Quốc gia, là một trong những sự kiện văn hóa, thể thao nổi bật của tỉnh An Giang từ nhiều năm nay. Ảnh: Lâm Lạ Lắm

Lâm Lạ Lắm Đăng Huy

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/hang-ngan-nguoi-ve-tinh-bien-xem-hoi-dua-bo-chua-ro/
Zalo