Hàng loạt vườn đào lớn tại Hà Nội tất bật trồng lại cây sau Tết

Các chủ vườn đào quanh Hà Nội tất bật với công việc thu lại cây đào để trồng, chăm sóc chuẩn bị cho vụ mùa mới sang năm sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Cứ sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân trồng đào lại tất bật thu lại cây cho thuê để trồng và chăm sóc kịp thời gian nở hoa cho vụ Tết mới.

Thời điểm này các nhà vườn nhộn nhịp làm việc không kém so với thời điểm trước Tết. Nhiều người trồng đào cho biết, kinh tế năm nay khó khăn nên nhiều hộ gia đình vẫn còn dư đến hơn 1000 gốc, cành đào các loại còn rất đẹp chưa có người mua. Tuy vậy, những người trồng đào vẫn phải ngậm ngùi cắt bỏ cành giữ lại gốc để ươm mầm chăm sóc cho vụ sang năm bội thu hơn.

VIDEO - Cận cảnh người dân chăm sóc đào sau Tết.

Vườn đào tại Dương Nội, Hà Đông rộng vài hecta với hàng ngàn gốc đào đang được người dân chăm sóc kĩ lưỡng.

Vườn đào tại Dương Nội, Hà Đông rộng vài hecta với hàng ngàn gốc đào đang được người dân chăm sóc kĩ lưỡng.

Các cành đào non đều đã được uốn "thế" cho vụ Tết sang năm.

Các cành đào non đều đã được uốn "thế" cho vụ Tết sang năm.

Anh Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: "Công đoạn cắt tỉa cành rất quan trọng. Trong thời điểm mùa xuân, khi các cành già, yếu được cắt đi thì mầm mới sẽ mọc rất nhanh và khỏe".

Anh Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ: "Công đoạn cắt tỉa cành rất quan trọng. Trong thời điểm mùa xuân, khi các cành già, yếu được cắt đi thì mầm mới sẽ mọc rất nhanh và khỏe".

Người dân trồng đào đang cắt bỏ, tỉa lại những cành đào hỏng.

Người dân trồng đào đang cắt bỏ, tỉa lại những cành đào hỏng.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, sinh năm 1963 chủ một vườn đào Dương Nội.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, sinh năm 1963 chủ một vườn đào Dương Nội.

Cũng theo chia sẻ của các nhà vườn, việc phục hồi những gốc đào sau tết phải trải qua các công đoạn rất cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài tưới tiêu sáng, chiều cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây và phòng tránh sâu bệnh trong mùa nồm ẩm.

Chia sẻ về các công đoạn này, anh Nguyễn Văn Mạnh (chủ vườn đào ở Dương Nội, Hà Đông) cho biết: “Vì số lượng cây nhiều, lên đến hàng nghìn cây nên vườn chúng tôi phải đào các rãnh nhỏ dẫn nước vào trong và sử dụng vòi dài để tưới. Ngoài ra, để phần đất mới có đủ chất dinh dưỡng thì chúng tôi phải gieo rắc phân bón thủ công cho từng cây một. Hàng ngày cắt tỉa các cành già héo để mầm mới mọc ra…”

Cây đào đem về đều được tưới nước và bón phân cẩn thận.

Cây đào đem về đều được tưới nước và bón phân cẩn thận.

Các tiểu thương tỉa lại cành trước khi đem trồng tại vườn.

Các tiểu thương tỉa lại cành trước khi đem trồng tại vườn.

“Năm nay số lượng đào bán ra ít hơn năm ngoái, chủ yếu mọi người thuê cả cây và chậu để bày mấy ngày tết là chính. Mấy ngày qua nhà tôi đã thu hồi gần hết các cây cho thuê để trồng lại. Hiện tại cũng có khoảng gần 1000 cây phải chăm bẵm lại từ đầu. Hầu hết các cây cho thuê xong thường sẽ rất yếu và dễ chết nếu không được tưới tiêu cẩn thận. Những ngày này nhà chúng tôi phải ở tại vườn cả ngày để chăm cây. Tuy vất vả nhưng hy vọng trong năm tới nhà vườn tiếp tục được phục vụ khách hàng với những cây đào tươi tốt, và cũng cải thiện nguồn thu nhập của gia đình”. Anh Tú - chủ một vườn đào chia sẻ.

Cây đào đang được vận chuyển để trồng lại vào vườn và chăm sóc.

Cây đào đang được vận chuyển để trồng lại vào vườn và chăm sóc.

Video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/2: Bắc bộ chuyển nắng ấm, giữa tuần đón gió mùa đông bắc | SKĐS

Vũ Hồng Hải

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/hang-loat-vuon-dao-lon-tai-ha-noi-tat-bat-trong-lai-cay-sau-tet-169240220113548961.htm
Zalo