Hàng loạt 'siêu bão' làm gián đoạn du lịch tại châu Á, Trung Âu và Đông Âu

Dòng chảy du lịch sôi động dịp Tết Trung thu 2024 tại châu Á bị gián đoạn bởi 2 'siêu bão' Yagi và Bebinca. Trong khi cơn bão lớn Boris cũng gây lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực thuộc Trung Âu và Đông Âu.

Ngành du lịch và lữ hành đối mặt với nhiều thách thức, nhất là các hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Ảnh: Unsplash

Ngành du lịch và lữ hành đối mặt với nhiều thách thức, nhất là các hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. Ảnh: Unsplash

Du lịch Trung Quốc gián đoạn dịp Tết Trung Thu do "siêu bão" Bebinca

Tại Trung Quốc - một trong những quốc gia tổ chức Tết Trung thu lớn nhất thế giới - báo chí nước này ngày 16/9 cho biết: Du lịch Trung Quốc đã tăng 37,9% trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Trung thu từ 15-17/9.

Dữ liệu từ Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc cho thấy: Dòng du khách đi xuyên khu vực trên khắp đất nước Trung Quốc đạt 195 triệu người ngay từ ngày 14/9 - cao hơn 42% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành giao thông sau đó xử lý khoảng 215,92 triệu chuyến đi của hành khách trong ngày 15/9 - tăng 37,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 17,09 triệu chuyến đi bằng đường sắt; 544.100 chuyến đi bằng đường thủy và 1,84 triệu chuyến bằng đường hàng không. Giao thông bằng đường cao tốc chiếm tỉ trọng lớn nhất với 196,45 triệu lượt hành khách.

Du khách tới ga đường sắt Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 15/9 – ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Trung thu 2024. Ảnh: CFP

Du khách tới ga đường sắt Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 15/9 – ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Trung thu 2024. Ảnh: CFP

Du khách xem trình diễn đèn lồng tối 14/9 tại công viên Garden Expo, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Tết Trung thu 2024 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Adek Berry/ AFP

Du khách xem trình diễn đèn lồng tối 14/9 tại công viên Garden Expo, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Tết Trung thu 2024 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Adek Berry/ AFP

Dữ liệu chính thức cũng cho thấy: Trung Quốc dự kiến có trung bình 1,8 triệu chuyến đi xuyên biên giới mỗi ngày dịp Tết Trung thu 2024 - tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Dòng chảy du lịch xuyên biên giới này được dự báo đạt đỉnh vào 2 ngày 14 và 17/9.

"Siêu bão" Bebinca đổ vào Thượng Hải sáng 16/9 với sức gió 151km/giờ, làm hư hại hoặc đổ khoảng 10.000 cây xanh, làm 414.000 người phải sơ tán. Đồng thời khiến giao thông trên cả đường bộ, đường biển và đường hàng không bị gián đoạn, giữa một trong những mùa du lịch bận rộn nhất ở Trung Quốc. Đặc biệt hàng không phải chịu sự gián đoạn lớn khi trên toàn khu vực có hơn 1.600 chuyến bay bị ảnh hưởng trong mùa du lịch Tết Trung thu.

Cũng hôm 15/9 giữa lúc hàng triệu người đi nghỉ lễ bắt đầu lên đường, Trung Quốc đưa ra cảnh báo đỏ về "siêu bão" Bebinca mạnh nhất trong hơn 70 năm qua hướng tới "siêu đô thị" Thượng Hải.

"Siêu bão" Bebinca khiến dòng chảy du lịch bị gián đoạn tại Thượng Hải, giữa một trong những mùa du lịch bận rộn nhất ở Trung Quốc là dịp Tết Trung thu. Ảnh: AP

"Siêu bão" Bebinca khiến dòng chảy du lịch bị gián đoạn tại Thượng Hải, giữa một trong những mùa du lịch bận rộn nhất ở Trung Quốc là dịp Tết Trung thu. Ảnh: AP

Trong vòng vài giờ sau khi "mắt bão" Bebinca đã chuyển qua tỉnh Giang Tô, hơn 56.000 nhân viên cứu hộ của Thượng Hải đã nhanh chóng dọn dẹp các khu vực bị thiệt hại. Ảnh: Chen Haoming/Xinhua via AP

Trong vòng vài giờ sau khi "mắt bão" Bebinca đã chuyển qua tỉnh Giang Tô, hơn 56.000 nhân viên cứu hộ của Thượng Hải đã nhanh chóng dọn dẹp các khu vực bị thiệt hại. Ảnh: Chen Haoming/Xinhua via AP

Hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 15/9 đăng bài viết có tiêu đề "Trung Quốc: Các chuyến bay bị hủy, các thành phố sơ tán, du lịch Trung thu gián đoạn do bão Bebinca tàn phá" (China: Flights cancelled, cities evacuated, Mid-Autumn Festival travel disrupted as Typhoon Bebinca wreaks havoc).

Trong đó tác giả Zarafshan Shiraz viết: "Siêu bão Bebinca tấn công, du khách tại Trung Quốc phải đối mặt với việc hủy chuyến bay và sơ tán, giữa lúc hàng triệu người đi nghỉ bắt đầu du lịch khắp đất nước dịp Tết Trung thu".

"Siêu bão" Bebinca cũng đã quét qua Nhật Bản, miền Trung và miền Nam Philippines - nơi cây đổ khiến 6 người thiệt mạng. Ảnh chụp lực lượng cứu hộ sơ tán dân bị kẹt trong lũ lụt tại thị trấn Rizal, Philippines ngày 14/9. Ảnh: AFP

"Siêu bão" Bebinca cũng đã quét qua Nhật Bản, miền Trung và miền Nam Philippines - nơi cây đổ khiến 6 người thiệt mạng. Ảnh chụp lực lượng cứu hộ sơ tán dân bị kẹt trong lũ lụt tại thị trấn Rizal, Philippines ngày 14/9. Ảnh: AFP

Theo các báo cáo ban đầu, nhờ công tác chuẩn bị kỹ càng nên chỉ có 4 ngôi nhà bị đổ và 1 người bị thương do cây đổ. Các chuyến bay đã được nối lại chiều 16/9, trong khi các cơ quan chức năng nỗ lực nối lại các dịch vụ đúng lịch trình, để đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân dịp Tết Trung thu vốn được dự kiến bao gồm: 74 triệu hành khách đi theo đường sắt, cộng thêm 121 triệu hành khách sử dụng các phương tiện vận tải khác.

Những số liệu trên nếu đúng với thực tế, bất chấp sự gián đoạn do "siêu bão" Bebinca và lượng mưa được dự báo lên tới 30cm vẫn tiếp diễn trong ngày 18/9, có nghĩa là dòng chảy du lịch Trung Quốc tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.

Du lịch Việt Nam sau bão Yagi, vịnh Hạ Long đón khách trở lại từ 13/9

Trước đó, Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Trung Quốc cho biết: Một "siêu bão" khác là Yagi tràn qua đảo Hải Nam ở phía nam Trung Quốc chiều 6/9, đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 95 người bị thương.

Tham gia thả đèn hoa đăng trên sông Hoài ở Hội An, đem lại cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời khi đón Tết Trung thu tại Việt Nam. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP/Getty

Tham gia thả đèn hoa đăng trên sông Hoài ở Hội An, đem lại cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời khi đón Tết Trung thu tại Việt Nam. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP/Getty

Vịnh Hạ Long đón hơn 8.000 lượt du khách sau khi "mở cửa" trở lại ngày 13/9, sau "siêu bão" Yagi. Ảnh: thitruongtaichinh.kinhtedothi

Vịnh Hạ Long đón hơn 8.000 lượt du khách sau khi "mở cửa" trở lại ngày 13/9, sau "siêu bão" Yagi. Ảnh: thitruongtaichinh.kinhtedothi

"Siêu bão" Yagi có sức tàn phá khủng khiếp tiếp tục gây ra những hậu quả nặng nề khi đổ vào miền Bắc Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Nhờ triển khai mạnh mẽ và đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra, danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ Long của Việt nam đã chính thức "mở cửa" trở lại ngày 13/9 để các tàu du lịch hoạt động bình thường.

Tại châu Âu, cơn bão mạnh Boris đổ vào Trung Âu và Đông Âu hôm 14/9, gây ra mưa lớn tương đương một tháng xuống nhiều khu vực bao gồm Thủ đô Vienna của Áo, Cộng hòa Czech, Slovakia, Rumani (Romania) và Hungary.

Bão Boris gây ra mưa lớn ngày 15/9 khiến nước trên sông Wien ở Thủ đô Vienna, Áo dâng cao. Ảnh: Getty

Bão Boris gây ra mưa lớn ngày 15/9 khiến nước trên sông Wien ở Thủ đô Vienna, Áo dâng cao. Ảnh: Getty

Theo tạp chí Time Out của Anh ngày 16/9, bão Boris kèm theo mưa lớn và thời tiết bất ổn được dự báo kéo dài đến 17/9, đã làm gián đoạn du lịch khi khiến các thị trấn đẹp như tranh vẽ trên khắp khu vực Trung Âu bị chìm trong nước lũ, nhiều tuyến đường bị đóng cửa, ít nhất 18 người thiệt mạng…

Nguồn: Xinhua, Reuters, Bloomberg

Thanh Nguyễn

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/hang-loat-sieu-bao-lam-gian-doan-du-lich-tai-chau-a-trung-au-va-dong-au-179240917231723703.htm
Zalo